- Chấn động Cbiz: Mẹ chồng tố Từ Hy Viên ngoại tình, dùng ma tuý, lấy tiền của chồng bịt miệng vụ em gái dan díu
- Hữu Tín và loạt sao 'thân bại danh liệt', thậm chí mất mạng vì ma tuý
- Hữu Tín bị truy tố vì 'tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy'
- Tuyên án tử hình ba đối tượng vận chuyển trái phép hơn 6kg ma túy
Đây không phải lần đầu tiên lực lượng chức năng phát hiện một số loại đồ ăn, thức uống nghi có chứa chất ma túy. Điều đáng nói, những sản phẩm này được ngụy trang tinh vi nên người sử dụng rất khó nhận biết để phòng tránh.
Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (56 tuổi, ở Thanh Xuân Hà Nội) được chẩn đoán bị ngộ độc cần sa sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.
Theo lời kể của người nhà, tầm 16h30 ngày 29/11, bà Phạm Thị Ch. có ăn 2 miếng bỏng ngô (do con bà đặt mua trên mạng). Sau 1 tiếng, bà Ch cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nôn ra thức ăn, sau đó ý thức lơ mơ nên được người nhà đưa vào Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm xác nhận: Tối 29/11, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên. Qua khai thác thì được biết bỏng ngô mà bệnh nhân ăn là loại được con của bệnh nhân đặt mua trên mạng internet. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân phát hiện chất THC (một chất chính có trong cần sa). Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cần sa, được cấp cứu và điều trị theo đúng phác đồ nên đã qua cơn nguy kịch.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, hiện nay có nhiều loại ma túy mới xuất hiện, không chỉ dưới các dạng truyền thống như dạng viên, dạng bột, dạng tem…mà còn được trộn vào nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống. Trước đó, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc cần sa có trong các loại bánh ngọt, bánh quy, kẹo và trong thuốc lá điện tử, thuốc lào. Đây là lần đầu tiên ngộ độc cần sa sau ăn bỏng ngô được phát hiện.
Cần sa là gì?
Theo thông tin từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như "bồ đà", "bu", "cỏ", "tài mà", "pin" được sử dụng dưới dạng hút, vape (kiểu hút của thuốc lá điện tử), hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí.
Thành phần chính, hoạt chất trong cần sa là Delta-9-tetrahydrocannabinol (viết tắt là THC) được tìm thấy trong lá và hoa của cây cần sa. Chất này kích thích não giải phóng một chất được gọi là dopamine, mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái, khoái cảm và tình dục.
Nếu sử dụng dưới dạng hút hoặc vape, THC có thể xâm nhập vào máu đủ nhanh để bạn có thể đạt được khoái cảm trong vài giây hoặc vài phút. Mức THC thường đạt cực đại trong khoảng 30 phút và phải mất từ 1-3 giờ mới hết tác dụng. Nếu uống hoặc ăn thì phải mất nhiều giờ hơn để người sử dụng hoàn toàn tỉnh táo.
Cần sa ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?
Nhìn chung, khi sử dụng cần sa, người dùng thường có triệu chứng như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt, nói nhiều, hoang tưởng, kích động mạnh thậm chí có những hành vi và hành động tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác. Sử dụng cần sa trong thời gian dài thường liên quan đến các bệnh lý tâm thần, viêm phế quản mạn, tăng nguy cơ ung thư, rối loạn nhịp tim và bệnh lý mạch vành. Khi ngộ độc nặng, có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, co giật, sốc đe dọa tính mạng.
Về não bộ
Khi hút cần sa, THC nhanh chóng di chuyển từ phổi vào máu, lên não và các cơ quan khác trên khắp cơ thể. THC hoạt động trên các thụ thể tế bào não thường phản ứng với các hóa chất giống như THC trong tự nhiên trong cơ thể (chất tự nhiên này đóng một vai trò trong sự phát triển và chức năng não bình thường). Cần sa kích hoạt các phần của bộ não có chứa số lượng lớn nhất của các thụ thể này, dẫn đến triệu chứng "phê" ở người sử dụng như:
- Các giác quan bị thay đổi (ví dụ, nhìn thấy màu sáng hơn).
- Thay đổi nhận thức về thời gian.
- Thay đổi tâm trạng.
- Vận động suy yếu.
- Khó khăn với suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
- Suy giảm trí nhớ.
- Ảo giác (khi dùng liều cao).
- Ảo tưởng (khi dùng liều cao).
- Rối loạn tâm thần (nguy cơ cao nhất khi sử dụng cần sa).
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Sử dụng cần sa lâu dài có liên quan đến bệnh tâm thần ở một số người, như: Ảo giác, Hoang tưởng.
Các triệu chứng nặng hơn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt với các triệu chứng như ảo giác, hoang tưởng và rối loạn suy nghĩ.
Sử dụng cần sa cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo âu và suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong và sau khi sinh
Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng cần sa trong thai kỳ có liên quan có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về não và hành vi ở trẻ sơ sinh do thuốc có thể ảnh hưởng đến một số phần não đang phát triển của thai nhi. Trẻ tiếp xúc với cần sa trong bụng mẹ có nguy cơ mắc các vấn đề về giảm sự chú ý, trí nhớ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng lượng THC được bài tiết vào sữa mẹ, khi mẹ hút cần sa mỗi ngày và trẻ được bú sữa mẹ từ các bà mẹ này thì THC được truyền cho trẻ có thể đạt đến lượng ảnh hưởng đến não bộ đang phát triển của trẻ.
Ngoài các tác hại của cần sa như đã đề cập trên, tại Việt Nam cần sa là một loại ma túy bị cẩm sản xuất, buôn bán trao đổi và sử dụng.
Với sức khỏe thể chất
- Đường hô hấp: Khói cần sa kích thích phổi của những người hút cần sa thường xuyên có thể có vấn đề về hô hấp tương tự như những người hút thuốc lá. Những vấn đề này bao gồm ho và khạc đờm hàng ngày, dễ mắc các bệnh phổi và nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn ở những người hút cần sa.
- Tăng nhịp tim: Cần sa làm tăng nhịp tim trong 3 giờ sau khi hút thuốc dẫn đến làm tăng nguy cơ bị đau tim. Người già và những người có vấn đề về tim có thể có nguy cơ cao hơn.
- Buồn nôn và nôn dữ dội: Sử dụng cần sa thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến một số người phát triển Hội chứng Hyperemesis Cannabinoid, khiến người dùng buồn nôn, nôn và mất nước thường xuyên.
Theo bác sỹ Nguyên, cần sa là một loại ma túy tự nhiên và cổ điển, việc xét nghiệm phát hiện dễ dàng, tuy nhiên hầu hết các ma túy khác hiện nay là các chất mới, được các kẻ xấu thay đổi và tạo mới hàng ngày (thường được gọi dưới tên không chính xác là các chất cần sa tổng hợp), các phòng xét nghiệm hiện đại của đất nước còn chưa kịp nghiên cứu tìm ra cách phát hiện, nhà nước còn chưa kịp đưa vào danh sách cấm, thì đã có chất mới xuất hiện thêm.
Hiện nay, ngoài một vài phòng xét nghiệm thuộc hệ thống pháp y, khoa học hình sự thì tất cả các phòng xét nghiệm ở các bệnh viện và tất cả các đơn vị cơ động kiểm tra ma túy nhanh trên cả nước đều không thể xét nghiệm phát hiện các ma túy mới này. Do đó, tất cả các ma túy này dễ dàng đi qua cửa khẩu hải quan một cách công khai và xâm nhập gây hại cho đất nước. Có thể nói tất cả các loại ma túy ở Việt Nam hiện nay đang chủ động thách thức tất cả các cơ quan chức năng của chúng ta, chúng cũng đang vượt lên trước thắng thế các nỗ lực quản lý của nhà nước và sự quan tâm của các gia đình, xã hội.
Không phải lần đầu tiên người dân bị ngộ độc ma túy
Trước đó, ngày 30/5/2022, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, huyện Đông Anh) đã tiếp nhận điều trị cho 5 bệnh nhân có triệu chứng bồn chồn, lơ mơ, khó thở và sau đó là bất tỉnh. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bác sỹ cho biết nguyên nhân xuất phát từ một loại thực phẩm mà bệnh nhân đã ăn trước đó khoảng 20 phút. Ngay sau khi nhận được thông tin này, Cơ quan Cảnh sát điều tra CAH Đông Anh (Hà Nội) đã nhanh chóng vào cuộc, xác minh.
Qua thu thập vật chứng, cơ quan công an đã gửi mẫu thực phẩm (là bánh chocolate) tới Phòng Kỹ thuật hình sự để trưng cầu giám định. Kết quả từ các giám định viên cho biết, đã tìm thấy chất ADB-Butinaca trong các viên chocolate. Đây là chất thường được phát hiện trong các mẫu ma túy có tên là "cỏ Mỹ". Theo chỉ huy Phòng Kỹ thuật hình sự, chất ADB-Butinaca có tác dụng gây ảo giác tương tự như các chất ma túy thuộc nhóm cần sa tổng hợp vốn hay được tẩm vào các mẫu thảo mộc. Tuy nhiên, các chất này lại không có trong Danh mục các chất ma túy theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 và Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29-5-2020 của Chính phủ.
Ngày 25/10/2021, 13 nữ sinh của trường THPT Hoành Bồ, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đồng loạt có biểu hiện giống như ngộ độc. Cụ thể, các học sinh này đều đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì chân tay… và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Hạ Long cấp cứu. Kết quả test nhanh cho thấy, có 9 học sinh dương tính với ma túy (THC - cần sa). Theo báo cáo của CAP Hoành Bồ (TP Hạ Long) các em học sinh nói trên đã mua 1 gói kẹo trên ở quán cà phê thuộc phường Hoành Bồ. Trên các trang bán hàng online của nước ngoài, loại kẹo này có giá 9,99 USD/gói, được mô tả là kẹo dẻo với các hương vị dâu tây, anh đào, nho…
Cơ quan chức năng xác định, gói kẹo được tẩm 400mg THC trong mỗi chiếc. THC chính là Tetrahydrocannabinol - một trong những nhóm hợp chất hóa học được xác định có trong cần sa và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người.
Tags