- Người phụ nữ Việt kể chuyện đi chợ ngày Rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc: Rất nhiều thứ để mua nhưng không thể thiếu món này
- Mẹ Việt ở Hàn Quốc kể chuyện đi chợ nhân sâm lớn nhất xứ sở kim chi, hàng bày la liệt như khoai lang nhiều đến choáng ngợp
- Người phụ nữ Việt say mê đi chợ nông sản lớn thứ 3 nước Mỹ, mua được giá rẻ nhưng còn lý do đáng hoan nghênh hơn
Việc đi chợ chỉ mua hành và tỏi thật là "chuyện lạ" nhưng đó lại là điều hết sức bình thường đối với người dân Ấn Độ.
Đối với người Ấn Độ, chợ truyền thống không chỉ đơn giản là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa mà còn được xem là phần quan trọng của văn hóa, thương mại và đời sống xã hội trong nhiều thế kỷ. Đi chợ, người ta không chỉ mua sắm mà còn để tận hưởng nét đẹp trong cuộc sống yên bình của người dân bản địa.
Vậy chợ ở Ấn Độ thì có gì? Hãy theo chân chị Huế (một nàng dâu Việt sống ở Ấn Độ) để thỏa trí tò mò thôi nào!
Ngày 18/1 vừa qua, trên tài khoản TikTok @huerohin_ando, chị Huế đăng tải video kể chuyện đi chợ với mẹ chồng là người Ấn Độ.
Chị nói: "Hôm nay mình lại theo mẹ chồng đi chợ. Đi chợ để làm gì mọi người biết không? Để mua hành và tỏi. Mẹ chồng mình rất thích ăn 2 thứ gia vị này, giống hầu hết người dân Ấn Độ. Ở đây, mọi người ăn hành và tỏi rất nhiều. Thế nên, hôm nay mẹ con mình đi dọc cả khu chợ này chỉ để xem có chỗ nào bán hành và tỏi vừa ngon vừa rẻ. Xong quay lại có khi sẽ mua thêm cà chua và khoai tây".
Quả thực, đối với nhiều người, việc đi chợ chỉ mua hành và tỏi thật là "chuyện lạ" nhưng đó lại là điều hết sức bình thường đối với người dân Ấn Độ. Theo chia sẻ của chị Huế, người ta thường cho 2 loại gia vị này vào các món như thịt gà, cá để làm át đi mùi thịt hoặc mùi tanh.
Khi đến hàng bán các loại hạt đậu, chị Huế cho biết, ở Ấn Độ, mọi người ăn rất nhiều đậu với đa dạng các loại. Có lẽ vì vậy mà người bán bày ra từng theo từng tải đầy ắp các loại hạt đậu đã được xử lý tách vỏ, phơi khô sạch sẽ.
Trả lời thắc mắc của mọi người về độ an toàn của rau củ quả, chị Huế cho biết rau củ ở đây khá tươi ngon và sạch (hạn chế thuốc sâu) vì người dân thường có thói quen ăn rau theo mùa, tức mùa nào thức nấy.
Dù đã sang ở cùng gia đình nhà chồng được một thời gian nhưng chị Huế vẫn không thể quen được khẩu vị của người bản địa và rất nhớ những món ăn Việt. Chị nói vui: "Em chỉ khổ vì không có đồ ăn Việt Nam".
Chợ bày bán rất nhiều loại đậu.
Trong một video khác, chị Huế lại dẫn mọi người đi tham quan khu chợ họp vào buổi tối. Chợ này cũng chủ yếu bán rau củ quả theo mùa. Có một điểm đặc biệt mà bản thân chị Huế nhận ra là chợ khá nhiều nam giới chứ không chỉ toàn phụ nữ. Các đấng mày râu cũng đi mua sắm, trả giá rất tích cực.
Ngoài những khu chợ truyền thống ở khu dân cư đông đúc, ở Ấn Độ còn có một khu chợ nổi (chợ trên sông nước) cực kỳ nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch tới trải nghiệm mua sắm. Thậm chí, nó còn được ví như "thiên đường chụp ảnh" của các nhiếp ảnh gia. Đó là chợ Srinagar ở vùng Kashmir.
Khu chợ này hoạt động nhộn nhịp trên vùng nước của hồ Dal, mở cửa từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng mỗi ngày. Nơi đây từ lâu đã trở thành một trong những khu chợ trung tâm du lịch nhất ở Ấn Độ. Du khách thường ngồi trên chiếc thuyền nhỏ để trải nghiệm khu chợ độc đáo này.
Các tiểu thương thì ngồi trên những chiếc thuyền Kashmiri truyền thống, còn được gọi là Shikara để bán trái cây và rau quả tươi cũng như các sản phẩm chạm khắc gỗ, nghệ tây và các mặt hàng địa phương.
Tags