Người quan sát: Một đời người, một rừng cây

Thứ Sáu, 13/12/2019 07:59 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - “Khi nghĩ về một đời người

U22 Việt Nam: Sau HCV SEA Games là vé đến Olympic Tokyo 2020

U22 Việt Nam: Sau HCV SEA Games là vé đến Olympic Tokyo 2020

Thầy trò HLV Park Hang Seo không được phép vui lâu sau tấm HCV SEA Games lịch sử ở Philippines vừa có được. U23 Việt Nam phải ngay lập tức tập trung để hướng tới giấc mơ kỳ vĩ hơn ở Nhật Bản năm tới.

Tôi thường nhớ về rừng cây” (nhạc sỹ Trần Long Ẩn)

Phải mất 60 năm, kể từ lần đầu tiên tham dự SEAP Games 1959 và 30 năm sau ngày hội nhập trở lại, bóng đá nam Việt Nam mới hoàn thành mộng vàng tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Khoảng thời gian tính bằng đời người và tương đương với 15-20 thế hệ VĐV ấy, thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng, đã chiến thắng chính mình và chiến thắng đối thủ, đúng tinh thần thể thao cao thượng, với đầy đủ tính kiên trì, tích luỹ, kế thừa bền bỉ.

Trong bảng thành tích Nhì toàn đoàn SEA Games 30, với 98 HCV (tổng cộng 288 huy chương các thể loại) ấy, Trường Đại học Thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh, các sinh viên mang về 20 HCV, tức là chiếm hơn 1/5 tổng số HCV. Trường II Thủ Đức - TP.HCM và Trường III Đà Nẵng có phần khiêm tốn hơn, những cũng đã đóng góp to lớn vào thành công chung của ngành thể thao ở các nội dung còn lại thuộc Olympic.

Nổi bật nhất và có lẽ cũng là tiêu biểu nhất trong số các VĐV của đoàn Thể thao Việt Nam ở SEA Games 30 là sinh viên Nguyễn Thị Oanh (hiện đang học tích lũy, khóa 51, Khoa Huấn luyện Thể thao Đại học Từ Sơn), với hat-trick vàng ở 3 nội dung môn điền kinh (môn thi Olympic): 1.500m, 5.000m và 3.000m vượt chướng ngại vật. Trong đó, cự ly 1.500m không phải là sở trường của cô gái chỉ nặng hơn 40kg này. “Cảm ơn các thầy đã giúp em có được sự chịu đựng này”, Oanh nói như khóc rồi lả đi ở đích đến.

Chú thích ảnh
Nguyễn Thị Oanh - Cô sinh viên xuất sắc của trường Đại học TDTT Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Hoàng Linh

“Cây đã mọc từ thuở nào/Trên đồi núi thật cằn khô/Cây có hiểu vì sao/Chim thường kéo về làm tổ/Và em như cụm lan mọc/Từ những cành cổ thụ già kia!”, đoạn này quả rất khớp với sự nghiệp “10 năm trồng cây, 100 năm trồng người” của các thầy cô, cán bộ giảng dạy, các HLV Trường Thể thao chuyên ngành. Cây cũng như người vậy, có chăm sóc mới có ngày hái quả, có học hành - tập luyện, mới mong có ngày thành công.

Ngày 14/12/2019, Trường Đại học Từ Sơn sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường. Quả là đại hỷ, bởi đời người có ai được mấy 60 năm, đặng mà chứng kiến đại cát này của ngành thể thao nói chung và Trường Từ Sơn nói riêng! Lịch sử hình thành và phát triển, từ cái tên gọi đầu tiên là Trường Trung cấp TDTT Trung ương, ngôi trường này đã đào tạo ra hàng chục thế hệ cán bộ thể thao, chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, HLV và các VĐV... Từ cái nôi - phát tích là Trường I, mới có thêm Trường II và III sau này.

Rất nhiều các hoạt động chào mừng diễn ra, tại Từ Sơn, Bắc Ninh, và ở cả Hà Nội, lẫn TP.HCM. Một trong số đó là chuyến du đấu của đội bóng tập hợp các giảng viên, HLV đã tốt nghiệp của Trường Thể thao II Thủ Đức với đội Trường I, ngay tại Từ Sơn. Kể thêm về Trường II (42 năm tuổi đời) đã và đang được xem là Trung tâm HLTTQG lớn nhất khu vực phía Nam, kỳ SEA Games 30 vừa rồi, cũng đóng góp rất nhiều đội ngũ trọng tài, HLV và VĐV, đem về thành tích chung cho Đoàn Thể thao Việt Nam như Ánh Viên (6 HCV), Nguyễn Thị Thật, Thanh Duy...

Nguyễn Thị Oanh thực sự đã tạo cảm hứng cho cả một thế hệ trẻ, quyết không chọn việc nhẹ nhàng. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ sẽ dành phần ai” Cuộc đời các VĐV, HLV thể thao là như thế đấy, đầy gian khó, tập luyện quần quật cả năm và chỉ để “dùng” một giờ, thậm chí chục giây, như nội dung 100m môn điền kinh chẳng hạn. Khó khăn, đau đớn không làm họ lùi bước, không thể đánh gục họ được, thế mới có khái niệm - Tinh thần thể thao, tinh thần Việt Nam!

Tuỳ Phong

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›