Nhắc lại, 16 năm trước, cựu HLV trưởng ĐTQG Việt Nam, Henrique Calisto, đã trải qua 11 trận đấu không nếm mùi chiến thắng, trong quá trình chạy đà cho AFF Suzuki Cup 2008. Sức ép lên phù thủy người Bồ và đội bóng khi ấy là rất lớn, khiến ông Calisto đã toan từ chức, cho đến khi được các học trò hứa đồng lòng. Để rồi, bóng đá Việt Nam có chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử.
So với HLV Philippe Troussier thời gian qua, người tiền nhiệm Henrique Calisto hoàn toàn không thua kém về sức ép đè nặng trên vai. Cả 2 vị thuyền trưởng của các ĐTQG Việt Nam đều tin tưởng tuyệt đối vào các học trò và lộ trình mà họ chọn. Chỉ có khác biệt là, trong khi ông Calisto đưa bóng đá Việt Nam đến ngôi vô địch Đông Nam Á, thì ông Troussier lại lụn bại, với trên dưới 10 trận đấu chính thức và giao hữu toàn thua.
Ngày ấy, ông Tô cũng nói "không" với truyền thông. Là nói không, chứ không phải nói xấu và thiếu hợp tác. Ông muốn các học trò của mình tập trung tối đa cho chuyên môn. Tựa như cố HLV, người tiền nhiệm Alfred Riedl vậy.
Cũng là người châu Âu, nhưng Philippe Troussier thì có suy nghĩ và phương pháp hành xử khác. Ông thầy người Pháp cho rằng, bóng đá xứ sở nhiệt đới này còn quá yếu kém từ nền tảng. Đó là lý do ông đem các bài tập hệ phổ thông, vỡ lòng lên đội tuyển và ông tin rằng, ngay cả tuyển thủ QG cũng phải học lại từ đầu. Đấy là một suy nghĩ sai lầm và càng sai lầm hơn, khi cựu HLV trưởng ĐTQG muốn làm cuộc cách mạng với những người trẻ tuổi, vốn phần đa là học trò cũ.
Ông Troussier được tư vấn bởi Ban huấn luyện, những cận vệ trung thành của ông, với thuần túy là những nhà thống kê, mô tả. Với ngay cả cầu thủ lứa 2018, đã bị gọi là lão tướng ở tuổi 27-28, theo cách nói của trợ lý ông thầy người Pháp. Đấy chính là độ tuổi đẹp nhất, chín nhất sự nghiệp chuyên nghiệp của họ. Nhưng, vấn đề ở đây, như Thể thao & Văn hóa đã đề cập từ giai đoạn đầu HLV Troussier ngồi ghế thuyền trưởng, ông và cộng sự của ông muốn làm một cuộc cách mạng theo cách của riêng mình.
Cổ nhân có câu: "Mềm nắn, rắn buông". Ông Troussier và cộng sự, chính là không "nắm" được lứa 2018, nên mới buông, và phải cất công đi gầy dựng một lớp trẻ và thất bại. Bóng đá Việt Nam cấp độ các ĐTQG, không cho bất cứ chuyên gia nước ngoài nào thời gian cả.
Trở lại với vấn đề mà chúng ta đề cập ở đầu bài viết, về trận thật, trận giả. Ông Tô đánh trận giả không giống trận thật và trận thật đương nhiên khác biệt với trận giả. Ngược lại, HLV Philippe Trousier thì thật thật, giả giả, thật là khó lường. Mỗi trận đấu qua đi, đều là những tín hiệu tích cực như phát biểu của thuyền trưởng người Pháp, song kết quả lại toàn thua và bóng đá Việt Nam nhận toàn trái đắng.
Hoàng Anh Tuấn được xem là người kế vị, với thâm niên làm bóng đá trẻ và cầm các ĐTQG trẻ. Ước vọng đời người của vị tướng người Khánh Hòa, chính là làm HLV trưởng ĐTQG. Và VCK U23 châu Á tới đây chính là bệ phóng lý tưởng. Cả trận thật, trận giả, ông Tuấn đều đã kinh qua. Không phải lúc này thì bao giờ?
Kỳ vọng đội bóng trẻ Việt Nam sẽ thành công ở mức tương đối trên đất Qatar. Không cần như VCK U19 châu Á 2016, với suất chơi bán kết và vé đi FIFA U20 World Cup 2017, chỉ cần lọt vaog vòng knock-out là đủ. Đây mới là trận thật của ông Tuấn "con" và các học trò, đặng mở ra một kỷ nguyên mới về triều đại thầy nội.
Tags