(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 27/5 tại Đường sách TP.HCM, sau 11 năm cây bút du ký Nguyễn Tập ra mắt cuốn sách thứ hai của anh: Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero.
Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero gồm 4 phần: Amazon (Trong rừng thẳm Amazon),
Che Guevara đánh thức giấc mơ Nam Mỹ
Năm 2008, Nguyễn Tập có 2 tháng ăn dầm nằm dề ở xứ sở của người Quechua - hậu duệ dân Inca. Năm 2009, lại có hai chuyến đi
Nguyễn Tập cho biết anh mê Nam Mỹ vì say say đắm nhan sắc của các cô hoa hậu
Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero là một cuộc khám phá đem về các trải nghiệm cho bản thân hơn là một cuộc du ngoạn. Trong “rừng thẳm Amazon”, Nguyễn Tập đã sống chung với những tộc người đang bị “văn minh hóa” buộc lòng “thổ dân phải đóng giả thổ dân” để làm vui lòng du khách. Nhưng cũng có những thổ dân cự tuyệt với văn minh để sống cuộc đời như những con báo giữa rừng già, như tổ tiên ngàn đời của họ, mà xa rừng thì chết.
Có thể nói, “Trong rừng thẳm Amazon” là một chương hay của Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero vì nhiều thông tin lạ và bởi lòng trắc ẩn của người viết và phải chăng văn minh còn nguy hiểm hơn rừng thẳm, nó đang làm biến mất khỏi trái đất này bao nhiêu sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ?
“Tôi dị ứng với từ phượt”
Những năm gần đây xuất hiện tại
Nguyễn Tập thẳng thắn: “Xin lỗi các phượt thủ chân chính, không vơ đũa cả nắm nhưng nói thật từ kinh nghiệm bản thân cũng như theo dõi thông tin trên báo đài, tôi dị ứng với từ… phượt. Phượt cho tôi cảm giác đó là mốt thời thượng, là một trong những “giá trị” mà thanh niên hiện đại phải có và các phượt thủ là những người đi du lịch theo phong trào, đi để “lấy tiếng”.
Nhiều “phượt gia” cũng thường lên mạng khoe về thành tích chạy xe liên tục mười mấy tiếng/ngày, chạy Sài Gòn - Hà Nội chỉ mất chưa đến 48 tiếng, hoặc dựng lều ngủ bờ ngủ bụi ra sao (dù gần đó vẫn có nhà nghỉ, khách sạn)… Nghe kể những điều đó tôi ngạc nhiên lắm. Đó là mục đích của đi phượt sao? Phải hành xác mới là “dân phượt thứ thiệt”?...
Trong khi đó, chạy xe cả ngày mệt mỏi, bỏ chút tiền để vào nằm nhà nghỉ nằm cho thẳng lưng, lấy lại sức để ngày mai đi tiếp chẳng phải là cách hợp lí hơn sao?”.
Nguyễn Tập bức xúc: “Tôi cũng nhiều lần chứng kiến các phượt thủ bẻ hoa, bứt cành, dẫm nát cả cánh đồng để… chụp hình selfie, mang những chiếc micro karaoke, những chiếc loa công suất khủng để bày cuộc vui làm náo động cuộc sống thường ngày của người dân địa phương.
Họ làm từ thiện ở nơi đến bằng cách cho tiền con nít mà không nghĩ rằng điều đó đã “tập hư” cho bọn nhỏ. Họ tìm mọi cách chụp hình bằng được người địa phương dù bị từ chối. Đôi khi tôi có cảm giác những người dân quê như những con rối lạ để các phượt thủ chụp hình về đăng Facebook “loè” với thiên hạ…”.
“Một trong những câu hỏi tôi thường gặp nhất là: Bạn đã đi được bao nhiêu nước? Thú thật, trước câu hỏi đó tôi không biết trả lời ra sao. Đối với tôi câu hỏi “đi được bao nhiêu nước?” là vô nghĩa, thay vì hỏi câu đó, tôi thường hỏi: “Nơi nào đã đi qua mà bạn ấn tượng?”. Tôi đề cao những trải nghiệm, cảm xúc mà bạn có ở nơi mình đến chứ không quan tâm đến việc bạn đã đặt chân đến đến bao nhiêu nơi” cây bút du ký Nguyễn Tập chia sẻ.
Vài nét về Nguyễn Tập Nguyễn Tập sinh năm 1978, anh tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HHCM nhưng mê nghề báo. Năm 2006 Nguyễn Tập du học Mỹ ngành báo chí, trong năm này anh in cuốn sách đầu tay Dặm đường lang thang do NXB Trẻ ấn hành. Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero ngoài những thông tin lạ và lòng trắc ẩn của người viết với các thổ dân trước sự đồng hoá của văn minh loài người, tác giả còn trổ tài ký hoạ những gì đã nhìn thấy và ấn tượng. |
Thanh Kiều
Thể thao & Văn hóa
Tags