- So sánh độ giàu có của Đại tham quan nhà Thanh và phú hộ bậc nhất nhà Minh: Hoà Thân vơ vét quốc khố mà tài sản chỉ bằng một nửa người này
- Hồng hoàn án: Viên thuốc khiến vị Hoàng đế nhà Minh lên ngôi chưa đầy 1 tháng đã băng hà, biết rõ kẻ chủ mưu nhưng không thể trị
- Vụ án khủng khiếp "thảm sát chốn hậu cung": 3.000 cung nữ bị giết sau cái chết bí ẩn của vị sủng phi nhà Minh
Vị Hoàng đế nhà Minh này lệnh cho Thái tử phụ trách chuyện triều đình để ông tập trung tu đạo, ngày đêm cầu trường sinh, không tiếp quần thần.
Minh Thế Tông Chu Hậu Thông là vị Hoàng đế thứ 12 của minh triều, niên hiệu Gia Tĩnh.
Khi Hoàng đế Gia Tĩnh vừa lên ngôi, vì vấn đề thêm tôn hiệu cho cha mẹ mà đối nghịch với các đại thần do Dương Đình Hòa cầm đầu. Tháng 7 năm Gia Tĩnh thứ 3 (1524), Chu Hậu Thông lại hạ chỉ, thêm tôn hiệu cha mẹ, khiến 208 vị quan viên quỳ khóc tập thể. Hoàng đế Gia Tĩnh trong cơn giận dữ, bắt giữ hơn 140 người, phạt trượng 180 người, 17 người bị giết chết, 8 người khác bị sung quân. Lúc này cuộc xung đột giữa Hoàng đế và quần thần mới chấm dứt.
Chu Hậu Thông là Hoàng đế ngoại phiên vào kinh, vì không có địa vị chính thống của hoàng thái tử nên rất dễ bị các đại thần phế bỏ. Các đại thần phản đối ông, làm tổn hại nghiêm trọng tôn nghiêm tư cách Hoàng đế. Phê duyệt tấu chương, công chuyện triều chính càng làm ông cảm vô cùng khinh miệt. Nhưng một chuyện khác lại khiến Chu Hậu Thông hứng thú, trầm mê hơn 40 năm cuộc đời.
Năm Gia Tĩnh thứ hai, vùng Tây Bắc đại hạn, phía Nam bị lũ lụt hoành hành, Gia Tĩnh vô cùng lo lắng. Thái giám Thôi Văn nói đạo sĩ có thể giải trừ tai ương, vì thế Gia Tĩnh triệu kiến đạo sĩ Thiệu Nguyên Tiết, lập đàn trong cung, nhân tiện kê đơn thuốc xuân dược giải quyết vấn đề vô sinh cho Hoàng đế.
Không ngờ rằng, Hoàng đế thật sự có con, điều này giúp Chu Hậu Thông được giải tỏa lo lắng, ngôi vị Hoàng đế cũng có thể truyền từ đời này sang đời khác. Từ đó về sau Chu Hậu Thông càng tin tưởng pháp lực và tiên thuật của Đạo giáo, mỗi ngày tụng Đạo kinh.
Một số đạo sĩ lợi dụng Chu Hậu Thông tìm kiếm sự trường sinh bất tử, chủ động cống hiến những tà phương yêu thuật để lấy công danh. Các bách quan trong triều lại càng hùa theo, dâng hiến thiên văn học thuật, bày vẽ đủ kiểu điềm lành bói toán. Cận thị, cung nữ, thái giám thừa dịp Hoàng đế ngủ say, đặt quả đào bên gối, đợi Hoàng đế tỉnh lại, liền tấu xưng là thần tiên hạ phàm, dấu hiệu của thần thánh. Thế Tông tin tưởng không nghi ngờ, ngày ngày chỉ cầu trường sinh, không giải quyết chuyện triều chính, tuyển chọn quan viên đều lấy tiêu chuẩn biết tế đàn, viết văn tế trời.
Năm Gia Tĩnh thứ 19 (1540), đạo sĩ Thiệu Nguyên Tiết luyện chế thuốc trường sinh cho Chu Hậu Thông. Loại đan dược này phải dùng thứ máu của thiếu nữ đến kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên làm nguyên liệu, gọi là “thần lộ”. Bởi vậy quá trình vô cùng tàn bạo, tàn phá thân thể các thiếu nữ.
"Minh sử" ghi lại, trong cung có đến 1.500 người phụ trách thu thập thần lộ. Năm Gia Tĩnh thứ 26, 31, 34 và 43 đều có ghi chép 4 đợt tuyển cung nữ này đã cho tiến cung 1080 dân nữ, đều là những cô bé từ 8 đến 14 tuổi. Công việc “thu thập thần lộ” cực kỳ vất vả, mỗi ngày trời chưa sáng đã phải rời giường.
Cung nữ được chọn làm nguyên liệu luyện đan lại càng thảm thương hơn, mỗi ngày phải dùng thuốc để nhanh đến kỳ kinh nguyệt, vô số thiếu nữ vì thế qua đời. Mỗi ngày tra tấn tàn khốc khiến các cung nữ chịu không nổi, cuối cùng dẫn đến bùng nổ "Nhâm Dần cung biến", khiến Chu Hậu Thông suýt mất mạng.
Đêm ngày 21/10 năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542), Thế Tông uống rượu say trong Đoan phi cung, ngủ thiếp đi trên giường. Đoan phi đắp chăn cho Hoàng đế rồi đi vào phòng khác. Lúc này Dương Kim Anh cùng 16 cung nữ lẻn vào dùng vải vàng che mặt Hoàng đế Gia Tĩnh, thòng dây vào cổ, muốn đẩy Gia Tĩnh vào chỗ chết. Trong lúc hoảng loạn, sợi dây thừng bị rối thành nút thắt, dây thừng kéo không chặt, một cung nữ khác tên Trương Kim Liên thấy sự tình không thành, hoài nghi Hoàng đế có thần thánh phù hộ, cấp tốc báo tin cho Phương hoàng hậu. Phương hoàng hậu lập tức dẫn người đến, lúc này mới bảo toàn tính mạng cho Gia Tĩnh đế.
Hoàng hậu phụ trách thẩm vấn việc này, xuất phát từ ghen tị, cố ý gán tội Đoan phi là chủ mưu, lấy danh nghĩa Hoàng đế hạ chỉ xử tử Đoan Phi cùng Dương Kim Anh và 16 cung nữ lăng trì. Sau khi Gia Tĩnh tỉnh táo, biết Đoan phi yêu quý bị xử tử, nên rất hận Phương hoàng hậu. Năm Gia Tĩnh thứ 26, trong cung xảy ra hỏa hoạn, Phương hoàng hậu mắc kẹt bên trong. Chu Hậu Thông cố ý kéo dài thời gian dẫn đến Phương hoàng hậu chôn mình trong biển lửa.
Trải qua một loạt sự kiện, Hoàng đế Gia Tĩnh không bao giờ muốn ở lại Đại nội, không lâu sau liền chuyển đến Tây Uyển Vĩnh Thọ cung, chuyên tâm tu đạo tu tiên, chí hướng làm đạo sĩ, còn đặt cho mình rất nhiều cái tên phù hợp với người theo đạo gia.
Ngoài ra Gia Tĩnh đế còn hạ lệnh bỏ ra kinh phí cực lớn xây dựng các cung phục vụ cho việc tu đạo. Địa cung Vĩnh Lăng của Chu Hậu Thông cũng được xây dựng dựa theo mô hình Cửu Trọng Pháp Cung của Đạo gia. Tài chính nhà Minh đến thời Gia Tĩnh bắt đầu “chi không kịp thu”, đành phải vắt kiệt sức dân khiến thiên hạ lầm than.
Thế Tông lệnh cho Thái tử phụ trách chuyện triều đình để ông tập trung tu đạo, di chuyển đến Tây Nội, ngày đêm cầu trường sinh, không tiếp quần thần. Hoàng đế chỉ lo tu đạo thành tiên, hơn 20 năm không thượng triều, quốc khố trống rỗng, gian thần lộng hành, tham mưu hối lộ, giặc biên xâm chiếm, vương triều Đại Minh đứng trên bờ diệt vong.
Thế Tông cuối đời lại càng đắm chìm trong thuật trường sinh của Đạo giáo. Theo “Minh sử” ghi lại, Gia Tĩnh sai người lật tung thiên hạ tìm kiếm thuốc lạ cỏ hiếm, động vật trân quý. Vô số đạo sĩ lũ lượt dâng tiên đơn hòng che mắt thánh để trục lợi. Cuối cùng, Chu Hậu Thông trúng độc mãn tính do ăn các chất độc hại như chì và thạch tín trong thời gian dài.
Năm 1567, bệnh tình Gia Tĩnh đế càng ngày càng nghiêm trọng, cứ thế băng hà, chấm hết giai đoạn thống trị của vị Hoàng đế nhà Minh cả đời theo đuổi mộng ước trở thành thần tiên trường sinh bất lão.
Nguồn: QQ
Tags