- Nhà tuyển dụng: 'Vì sao nhiều người không thích đi họp lớp?' - Ứng viên phân tích ra 4 nguyên do, được nhận vào làm ngay
- Nhà tuyển dụng gây tranh cãi khi phát ngôn: CV có yếu tố này sẽ bị ném luôn vào thùng rác - Sai lầm 'nhớ đời' hay chỉ là sự ngớ ngẩn của công ty?
- Nhà tuyển dụng cần làm gì để "hòa hợp" với Gen Z - những người bị mang tiếng xấu là thế hệ đòi hỏi, luôn cãi sếp "chem chẻm"?
Việc trả lời câu hỏi hóc búa này một cách thông minh đã giúp ứng viên được tuyển thẳng, nhà tuyển dụng tấm tắc khen ngợi.
Các công ty hiện nay đều mong muốn tuyển dụng những nhân sự không chỉ có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn có tư duy linh hoạt, trí tuệ cảm xúc cao. Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những câu hỏi nhằm chọn được ứng viên sáng giá, nhân sự chất lượng. Đặc biệt là các nhà tuyển dụng lão luyện thường sẽ đặt ra những câu hỏi rất hóc búa để thử thách đứng viên chọn lọc đội ngũ nhân sự chất lượng, tài năng.
Phần lớn trong các cuộc phỏng vấn xin việc ngày nay, ngoài việc xem xét kinh nghiệm, bằng cấp, đặt ra những câu hỏi về thông tin làm việc, thành tựu, nhà tuyển dụng còn đưa ra một số câu hỏi “bất thường” tưởng chừng không hề liên quan đến công việc. Thực chất, những câu hỏi này được đặt ra giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng tư duy nhạy bén, kỹ năng giao tiếp, cách phản ứng tại chỗ của ứng viên.
Tình huống tham gia phỏng vấn của Tiểu An dưới đây là một ví dụ thực tế điển hình. Tiểu An vừa học xong Đại học 4 năm và tốt nghiệp loại xuất sắc. Trước khi tốt nghiệp đại học, chàng trai đã có suy nghĩ chuẩn bị trước về công việc. 2 tháng trước khi tốt nghiệp, anh chọn một vài công ty mình thích trên mạng, gửi hồ sơ cho họ và không lâu sau đã nhận được lời mời phỏng vấn.
Trong số công ty gọi phỏng vấn, Tiểu An lựa chọn một công ty lớn, khá có tiếng trong lĩnh vực anh đang làm việc. Anh đã thành công vượt qua 2 vòng tuyển chọn trước đó và thành công lọt vào vòng phỏng vấn thứ 3, vòng mang tính quyết định. Tại vòng cuối cùng này chỉ có Tiểu Vương và 4 ứng viên khác thành công lọt vào.
Trong buổi phỏng vấn, sau khi hỏi những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm, công việc, nhà tuyển dụng bất ngờ đưa ra một câu hỏi tình huống như sau: “Làm sao trong 3 lần đò có thể đưa 100 con cừu sang sông với số cừu mỗi lần đều bằng nhau, đảm bảo rằng không làm con cừu nào bị thương?”.
Nghe thấy câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra, cả 5 ứng viên đều bất ngờ, ngỡ ngàng vì câu hỏi này không liên quan gì đến công việc. Sau khi hết thời gian suy nghĩ, các ứng viên đều lần lượt trả lời câu hỏi.
Người phỏng vấn ra hiệu cho ứng viên đầu tiên trả lời câu hỏi, và người xin việc từ từ đứng lên, ấp úng trả lời: "Tôi vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi này. Tôi cần có thời gian để suy nghĩ thêm”. Trước câu trả lời này, nhà tuyển dụng chỉ cười và cảm ơn.
Ứng viên thứ 2 không đồng tình với cách nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi phỏng vấn này. Cô gái đứng dậy trả lời một cách dứt khoát: "Tôi đến đây để xin việc chứ không phải giải toán. Tôi là một sinh viên nghệ thuật, tôi thực sự không hiểu toán học, khoa học.Tôi không thể tìm ra vấn đề ngay cả khi tôi cố gắng nghĩ về nó”, và sau đó cô ấy rời đi.
Đến ứng viên thứ 3 là một chàng trai mới tốt nghiệp, anh trả lời: “Tôi nghĩ rằng để đưa 100 con cừu qua sông trong 3 lần, mỗi lần đều chở số con cừu bằng nhau là điều không thể”.
Ứng viên thứ 4 có vẻ điềm tĩnh trước câu hỏi, người này đưa ra phương án: "Thật ra vấn đề chính là đưa con cừu cuối cùng như thế nào. 100 con cừu, trong 3 chuyến, mỗi chuyến chúng ta sẽ đưa 33 con cừu sang sông. Còn 1 con cừu cuối cùng, ta sẽ để nó tự bơi qua sông”. Với câu trả lời này, nhà tuyển dụng cũng không bình luận gì thêm.
Đến phần trả lời của Tiểu An, cũng là ứng viên thứ 5, anh trả lời rất nhanh chóng, không hề lúng túng: “Bài toán này lúc đầu nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất rất đơn giản. Trong chuyến đầu tiên, ta sẽ đưa 40 con cừu qua sông, sau đó đưa 10 con quay lại và đón tiếp 30 con nữa. Lần lượt như vậy, ta có thể đưa được đàn cừu qua sông với số cừu trên thuyền luôn bằng nhau mà không làm con nào bị thương”.
Sau khi nghe đáp án của Tiểu An, nhà tuyển dụng mỉm cười, biểu hiện sự hài lòng và nói với Tiểu An cùng 4 ứng viên còn lại: “Các bạn đều là những ứng viên giỏi, xuất sắc. Tuy nhiên, trong phần phỏng vấn với câu hỏi tình huống, Tiểu An đã đưa ra phương án đúng nhất. Có thể thấy, Tiểu An là một người rất thông minh, nhanh nhạy, tư duy logic”.
Cuối cùng Tiểu An đã trúng tuyển vào công ty với vị trí làm việc mong muốn. Trong cuộc sống hay trong công việc cũng vậy, bạn luôn có thể gặp phải một số câu hỏi, tình huống kỳ lạ, rất khó để nghĩ ra câu trả lời. Những tình huống này khiến bạn phải “vò đầu bứt tai”. Để dễ dàng “đối phó” với chúng, bạn cần phải nhanh nhạy, không ngừng học hỏi và cải thiện trí tuệ cảm xúc của bản thân.
Theo: Toutiao, 163