Nhà tuyển dụng: ‘Nhặt được 500 ngàn nhưng có người nói mình mất 800 ngàn, bạn sẽ làm gì?’ - Ứng viên xuất sắc được nhận ngay tại chỗ!

Thứ Sáu, 05/05/2023 15:49 GMT+7

Google News

Người tuyển dụng đã yêu cầu đưa hợp đồng ngay cho ứng viên, vì câu trả lời mạnh mẽ và thông minh của mình.


Một công ty nọ đăng tuyển vị trí kế toán, vòng phỏng vấn hôm đó, có 3 ứng viên tới ứng tuyển.

Nhà tuyển dụng đã hỏi ba người họ một câu hỏi như sau:

"Nếu bạn tìm thấy 500 ngàn, rồi ai đó tự xưng là chủ sở hữu, nói rằng anh ta mất 800 ngàn, bạn sẽ làm gì vào lúc này?"

Ứng viên số một: "Tôi nghĩ nếu người này nói như vậy, có nghĩa là anh ta đang muốn nhân cơ hội để moi tiền của tôi, tôi sẽ chọn báo cảnh sát!"

Tiếp đó, ứng viên số hai nói: "Những gì cô ấy nói không cụ thể lắm. Hiện tại làm gì cũng phải có chứng cứ. Trước tiên tôi sẽ tìm thiết bị giám sát gần nơi anh ta mất tiền, để chứng minh tôi trong sạch, sau đó kêu anh ta đền bù cho tôi chút tiền, xem như phí làm lãng phí thời gian của tôi!"

Ứng viên thứ ba nói: "Nếu anh ta khăng khăng rằng mình mất 800 ngàn, nhưng tôi lại chỉ nhặt được 500 ngàn, vậy thì có nghĩa là số tiền đó có thể không thuộc về anh ta, và tất nhiên, tôi sẽ không đưa cho anh ta."

Rõ ràng ai cũng đoán được kết quả của vòng phỏng vấn, vậy hai người đầu tiên đã mắc lỗi gì?

Chúng ta nên chú ý điều gì trong quá trình phỏng vấn?

1. Nguyên tắc là yêu cầu cơ bản nhất

Hiện tại bất kể là công việc gì, người phỏng vấn đều có một yêu cầu đối với người phỏng vấn, đó là: nguyên tắc.

Nhưng nguyên tắc chính xác là gì?

1. Thận trọng trong lời nói và việc làm

Tại nơi làm việc, nhân viên nên nói ít lại và làm việc nhiều hơn.

2. Phải có đạo đức

Chúng ta phải luôn nhớ rằng: có những việc không bao giờ được làm.

Chẳng hạn như ném đá giấu tay hay mượn gió bẻ măng.

Vậy tại sao ứng viên thứ hai lại trượt phỏng vấn?

Lý do cơ bản nhất là: anh ấy không có nguyên tắc.

Dù người trong câu hỏi có phải là chủ nhân của số tiền 500k hay không, anh ta có bị mất tiền hay không, nhưng ứng viên số hai vẫn tranh thủ lúc sự việc còn chưa rõ ràng đòi phí "làm mất thời gian", điểm này rất dễ khiến người khác cảm thấy phản cảm.

Nhà tuyển dụng: ‘Nhặt được 500 ngàn nhưng có người nói mình mất 800 ngàn, bạn sẽ làm gì?’ - Ứng viên xuất sắc được nhận ngay tại chỗ! - Ảnh 2.

2. Trong buổi phỏng vấn, trả lời các câu hỏi phải linh hoạt

Hiện tại mọi người thường hay "mỹ hóa" sơ yếu lý lịch của mình lên một chút, vì vậy, nhà tuyển dụng cần phải có năng lực phán đoán, nhận định người phỏng vấn có năng lực tương ứng hay không.

Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi kỳ quặc nhằm thử khả năng trả lời cũng như độ linh hoạt của mỗi ứng viên.

Chẳng hạn, câu hỏi ở đầu bài tưởng chừng đơn giản tới mức ứng viên đầu tiên nghe xong đã ngay lập tức đưa ra đáp án.

Còn người thứ ba thì để cho mình một khoảng thời gian suy nghĩ sau khi nghe xong câu hỏi.

Trong cuộc phỏng vấn, không nên vội vàng trả lời các câu hỏi sau khi nghe xong, đặc biệt là với những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản như vậy.

Khi nghe loại câu hỏi này, chúng ta nên đặt trong đầu những câu hỏi này:

Tại sao một câu hỏi đơn giản như vậy lại xuất hiện trong buổi phỏng vấn?

Chúng ta phải học cách đặt câu hỏi, và sau đó tìm ra kết quả cuối cùng:

Người phỏng vấn muốn kiểm tra chúng ta điều gì qua câu hỏi này?

Khi có thể hiểu được ý đồ thực sự của người phỏng vấn, chúng ta có thể dễ dàng nói ra câu trả lời mà họ muốn nghe.

3. Khi trả lời câu hỏi đừng quên kết hợp với đặc thù công việc

Nhiều khi mọi người nghĩ rằng những câu hỏi mà người phỏng vấn hỏi chỉ để kiểm tra khả năng trả lời của bạn, nhưng lại quên mất rằng chúng rất có thể liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

Chẳng hạn như trong cuộc phỏng vấn ở đầu bài viết, mọi người đều quên rằng vị trí họ đang ứng tuyển là kế toán viên.

Điều quan trọng nhất đối với kế toán là gì?

Đó là sự thận trọng.

Nhà tuyển dụng: ‘Nhặt được 500 ngàn nhưng có người nói mình mất 800 ngàn, bạn sẽ làm gì?’ - Ứng viên xuất sắc được nhận ngay tại chỗ! - Ảnh 3.

Nếu bạn muốn trở thành một kế toán, bạn phải có những kỹ năng bẩm sinh như cẩn thận, kiên nhẫn và thận trọng.

Nói về ứng viên đầu tiên, cô ấy có thể hơi bốc đồng, trả lời ngay khi nghe xong câu hỏi.

Về phần ứng viên thứ hai, tuy rằng so với ứng viên thứ nhất, anh ta có cẩn thận hơn một chút, nhưng lại phạm vào cái gọi là nguyên tắc.

Chỉ có người thứ ba có thể bình tĩnh đặt câu hỏi về danh tính của chủ sở hữu, và may mắn không rơi vào cái bẫy logic này.

Khi bạn muốn trả lời những câu hỏi mà người phỏng vấn đặt ra, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.

Và đừng quên, đây là một cuộc phỏng vấn!

Người phỏng vấn sẽ không vô cớ hỏi loại câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn, và vì đã hỏi rồi nên nó ít nhiều cũng sẽ liên quan đến vị trí tuyển dụng.

Miễn là có thể nắm bắt tốt những điều này, các cuộc phỏng vấn tương tự sẽ không phải là điều quá khó khăn.

Diệu Đan

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›