- Nữ hiệp mạnh nhất giới võ hiệp của Kim Dung: Tiểu long nữ, A Cửu trong Bích huyết kiếm hay A Châu Thiên long bát bộ?
- Kim Dung chọn Trương Vô Kỵ và Quách Tĩnh mạnh nhất trong thế giới võ hiệp, tại sao nhiều người phản đối?
- Lý do nhà văn Kim Dung sa thải ngay người giúp việc sau khi mời kỳ thủ cờ vây Nhiếp Vệ Bình tới nhà ăn tối
Bậc thầy truyện kiếm hiệp Kim Dung (1924-2018) sinh ra trong một gia đình danh giá. Sự nghiệp cầm bút của ông rực rỡ là thế nhưng cuộc đời ông lại truân chuyên với 3 cuộc hôn nhân cộng thêm nỗi đau con trai tự vẫn.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Liangyong). Ông xuất thân từ gia đình quý tộc nổi tiếng ở Chiết Giang.
Tài năng văn chương của Kim Dung được thể hiện từ những ngày còn đi học. Ông chuyên viết tiểu luận để châm biếm giáo viên của mình và đã bị đuổi học hai lần vì điều này.
Người vợ "vừa gặp đã yêu" nhưng sau này lại phản bội Kim Dung
Sau đó, Kim Dung trở về Hàng Châu để làm phóng viên. Vào thời điểm này, ông gặp người vợ đầu tiên của mình là Đỗ Dã Phân.
Đỗ Dã Phân là tiểu thư xuất thân dòng dõi. Bà chính là mối tình đầu, khiến Kim Dung "vừa gặp đã yêu".
Việc hai người gặp gỡ, quen biết nhau là từ câu chuyện lý thú về việc chọn mua vịt thế nào cho ngon.
Chuyện là, năm 1947, Kim Dung làm tại Đông Nam nhật báo ở Hàng Châu, phụ trách phụ trang hài hước.
Một lần, chuyên mục "Tiến sĩ mắt híp trả lời" đăng câu hỏi của bạn đọc: "Mua vịt như thế nào mới là ngon?".
Tiến sĩ Mắt Híp trả lời: "Cổ cứng là vịt khỏe mạnh, lông nhiều và dày chắc chắn là vịt béo!".
Nào ngờ, Đỗ Dã Thu - một bạn đọc ở Hàng Châu viết thư trêu chọc: "Tiến sĩ mắt híp, ông nói vịt nhiều lông mới ngon, vậy sao vịt bán ở Nam Kinh không có sợi lông nào mà ăn rất ngon?".
Tiến sĩ mắt híp trả lời: "Hạ nói rất đúng, chắc là người rất thú vị, mong có dịp hân hạnh diện kiến để đàm đạo cho thỏa".
Đỗ Dã Thu trả lời: "Ngày nào cũng rảnh, mong được tiếp chuyện".
Một chiều cuối tuần, Kim Dung tìm đến Đỗ gia. Tại đây, chàng nhà báo trẻ đã gặp được tiểu thư 17 tuổi nhà họ Đỗ - Dã Phân là em gái Dã Thu.
Vẻ trẻ trung, xinh đẹp, thông minh, hóm hỉnh của Dã Phân đã "đốn tim" Kim Dung.
Hôm sau, Kim Dung mua vé kịch mang tới mời cả nhà Dã Phân đi xem. Sau hôm đó, nhà báo trẻ trở thành khách thường xuyên của Đỗ gia và sa vào lưới tình cùng Đỗ Dã Phân. Năm 1948, hai người tổ chức đám cưới ở Thượng Hải.
Thật không may, diễn biến mối quan hệ của họ lại có nhiều bất ngờ.
Trong những ngày đầu của cuộc hôn nhân, hai người thực sự rất ngọt ngào. Tuy nhiên sau đó, Kim Dung phải đến đặc khu Hong Kong để làm việc, và Đỗ Dã Phân cũng theo chồng đến nơi họ không quen thuộc.
Do chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Quảng Đông, vì vậy Đỗ Dã Phân không thể tìm được việc làm, trong khi Kim Dung bận rộn với công việc hàng ngày và về cơ bản không có thời gian để đi cùng vợ.
Không lâu sau, Đỗ Dã Phân phản bội Kim Dung và cuộc hôn nhân của họ kết thúc vào năm 1953 sau gần 5 năm sống chung.
Thời điểm đó Kim Dung không lên tiếng khi nghe nói vợ mình có mối quan hệ "bên ngoài".
Mãi sau này, ông mới trả lời trong một cuộc phỏng vấn khi nhà văn đã 74 tuổi: "Bây giờ nói ra cũng không là gì nữa rồi, người vợ đầu tiên phản bội tôi".
Vợ 2 chết trong cô độc & nỗi đau trai đầu lòng tự vẫn
Khi Kim Dung 32 tuổi, ông gặp người vợ thứ hai của mình là Chu Mai tại nơi làm việc. Chu Mai sinh năm 1933 ở đặc khu Hong Kong.
Họ có sở thích giống nhau và có thể nói về bất cứ điều gì trên đời, và đôi khi họ sẽ tranh cãi về những ý kiến khác nhau.
Với tình yêu sét đánh của Kim Dung và bản chất fangirl của Chu Mai, cả hai sớm bắt đầu hẹn hò. Nhưng khi họ muốn kết hôn, cha mẹ của Chu Mai lại không chấp nhận và đã dùng mọi cách để ngăn cản họ.
Nhưng bất chấp sự ngăn cản của gia đình Chu Mai, hai người vẫn đến với nhau và tổ chức kết hôn vào năm 1956.
Đây cũng là khoảng thời gian Kim Dung bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp và sáng lập nên tờ Minh Báo.
Ban đầu, Minh Báo chưa có tiếng tăm nên lượng tiêu thụ không tốt khiến cả hai vợ chồng ông chịu nhiều áp lực. Cùng với đó là việc con trai chào đời nên gánh nặng kinh tế càng lớn.
Thời gian ấy, hai người gần như làm việc thâu đêm suốt sáng nhưng không nản chí. Cả hai vợ chồng cùng nhau đồng cam cộng khổ, nỗ lực duy trì tờ Minh Báo.
Để giúp cho Minh Báo phát triển, Chu Mai đã bán cả đồ trang sức của bản thân. Nhưng sau này khi sự nghiệp của Kim Dung thành công thì cuộc hôn nhân giữa họ lại xảy ra vết nứt.
Khi tờ Minh Báo trở thành nơi đăng tải độc quyền các tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, lượng tiêu thụ đã tăng lên đáng kể.
Khi Minh Báo đã đạt được vị trí trong làng truyền thông cũng là khi cuộc sống vợ chồng Kim Dung bắt đầu lục đục.
Chu Mai giỏi giang nhưng cố chấp, hai người thường tranh cãi vì công việc của tòa báo. Kim Dung cảm thấy mình bị xúc phạm, chán chường quay ra tìm niềm vui bên người phụ nữ khác…
Chu Mai sáng lập thêm hai tờ báo và dồn tâm huyết cho công việc. Năm 1976, sau những mâu thuẫn không thể hàn gắn, hai người quyết định ly hôn.
Họ có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Khi ly hôn, Chu Mai đưa ra hai điều kiện là Kim Dung bồi thường vật chất cho bà và nếu lấy vợ nữa thì không được có thêm con. Nhà văn đồng ý.
Ngày 8/11/1998, Chu Mai qua đời vì bệnh lao phổi tại Hong Kong (Trung Quốc) ở tuổi 63. Làm thủ tục báo tử cho bà không phải Kim Dung – người chồng cũ, cũng chẳng phải là con của hai người, mà là người của bệnh viện.
Cảnh ngộ thê lương lúc cuối đời của bà khiến nhiều người xót xa, thương cảm. Được biết, khi thấy Chu Mai cuối đời sống cô đơn khổ cực, Kim Dung muốn giúp đỡ, bảo con trai tới chăm sóc, nhưng bà kiên quyết khước từ.
Sau khi Chu Mai qua đời, trả lời phỏng vấn của nhà báo, Kim Dung thổ lộ ông cảm thấy rất áy náy:
"Tôi rất có lỗi với Chu Mai. Tôi là người chồng không thành công vì đã bỏ vợ; có một người khiến trong lòng tôi luôn thấy rất có lỗi. Nay bà ấy đã qua đời, tôi rất buồn".
Người con trai cả 19 tuổi Tra Truyền Hiệp khuyên can bố đừng ly hôn mẹ không được đã nhảy lầu tự vẫn, nhưng Kim Dung vẫn quyết chia tay Chu Mai.
Tra Truyền Hiệp từng là niềm tự hào của Kim Dung, được mệnh danh là "thần đồng văn học Trung Quốc".
4 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã thuộc Tam Tự Kinh, 6 tuổi đã đọc Tăng Quảng Hiền Văn. 11 tuổi, Tra Truyền Hiệp bộc lộ tài năng văn chương qua tác phẩm đầu tay nói về những nỗi u uất trong cuộc sống, có tư tưởng trưởng thành hơn tuổi đời.
Khi đó nhiều người nhận xét những lời văn u uất cùng suy nghĩ trưởng thành ấy dường như nói về chính cuộc đời anh.
Nhưng Kim Dung lại cho đó là bình thường, ông đơn giản cho rằng con trai sớm trưởng thành mà không hề biết cậu đang chịu nhiều áp lực.
Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp thắt cổ tự sát tại Mỹ ở tuổi 19. Nguyên nhân cái chết của Tra Truyền Hiệp được nói là do anh buồn chuyện cha mẹ kiên quyết ly hôn, khuyên can vô hiệu, lại gặp chuyện với bạn gái, nhất thời kích động nên đã quyên sinh.
Nỗi đau mất con trở thành vết thương không bao giờ lành trong lòng Kim Dung. Năm đó cũng là năm Kim Dung và Chu Mai ly hôn.
Vợ 3 trẻ đẹp, chu đáo với cả 3 con riêng của Kim Dung
Nhiều tài liệu nói cuộc hôn nhân của họ tan vỡ bởi sự xuất hiện của "người thứ ba" Lâm Di Lạc – sau này trở thành vợ thứ ba của Kim Dung.
Năm 1976, Kim Dung phải lòng rồi ngoại tình với Lâm Lạc Di - một nữ nhân viên quán ăn, mua nhà riêng sống cùng rồi chủ động đề nghị ly hôn với Chu Mai để cưới Lâm Lạc Di kém ông 29 tuổi làm vợ.
Hai người quen nhau từ "khoản tiền boa 10 HKD". Chuyện kể rằng, một hôm Kim Dung đến nhà hàng, Lâm Lạc Di khi đó mới 16 tuổi, là tiếp viên của nhà hàng.
Nhận ra vị thực khách luống tuổi chính là Kim Dung, người cô rất hâm mộ, Lâm Lạc Di liền ngồi trò chuyện cùng ông.
Khi thanh toán, Kim Dung đã "bo" cho cô gái trẻ này 10 HKD, nào ngờ cô từ chối.
Lâm Lạc Di nói, Kim Dung dùng ngòi bút kiếm tiền rất vất vả, 10 HKD là một khoản tiền không nhỏ nên cô không dám nhận.
Kim Dung không ngờ cô gái đẹp này còn trẻ mà đã biết nghĩ như thế nên rất cảm động.
Hai người liền kết bạn với nhau rồi dần dà chuyển thành tình yêu dù tuổi tác rất chênh lệch.
Dù chênh lệch tuổi khá lớn nhưng hai người luôn dành cho nhau những cử chỉ thân mật. Khi kết hôn, Kim Dung đã giữ lời hứa với Chu Mai, không có thêm con.
Lâm Lạc Di tính cách cởi mở, chăm sóc Kim Dung rất chu đáo. Khi được hỏi về cuộc hôn nhân này, ông chia sẻ:
"Lâm Lạc Di luôn nhường nhịn tôi. Khi cô ấy nổi nóng thì tôi cố nhịn không đáp lại. Mối quan hệ với cô ấy cũng giống như mọi cặp vợ chồng khác".
Lâm Lạc Di trẻ đẹp, khéo chăm lo Kim Dung từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Đặc biệt, bà còn chăm lo nuôi dạy chu đáo cả 3 người con riêng của chồng. Chu Mai dù trong lòng rất hận Lâm Lạc Di nhưng cũng không thể chê trách bà được gì về điều này.
Tags