Đã có không ít những tựa game mang tới sự thất vọng cho người chơi vì cách kể truyện thiếu hợp lý của mình.
Bên cạnh những yếu tố như gameplay, đồ họa, âm thanh, một trong những điều làm nên thành công của đa số các tựa game chính nằm ở cách kể truyện, dẫn dắt các tình tiết để đưa người chơi thực sự hòa mình vào thế giới ảo, chuyến phiêu lưu theo bước các nhân vật. Thế nhưng, không phải nhà phát hành nào cũng để tâm tới điều này. Và trong quá khứ, đã có không ít những tựa game dù nhận được vô số kỳ vọng, đáp ứng đầy đủ các yếu tố nhưng lại hóa "bom xịt", thất bại thảm hại cũng chỉ vì không xây dựng nên được một cốt truyện như ý muốn.
Metroid: Other M
Series Metroid vốn được rất nhiều người yêu thích nhờ vào cách phát triển câu chuyện tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả của mình. Không hề có những câu chuyện dài dòng, đậm chất điện ảnh, thay vào đó, Metroid chủ yếu đưa người chơi đắm chìm trong thế giới vũ trụ rộng lớn của mình và khiến các game thủ có thể nhập tâm một cách đơn giản nhất. Thế nhưng, ở phần sau của trò chơi, Metroid: Other M lại thất bại toàn tập khi cố gắng tiếp cận một cách chi tiết, cụ thể hơn.
Không riêng gì các game thủ, ngay cả những nhà phê bình cũng cho rằng Metroid: Other M là phần tệ nhất trong series với các phân cảnh hội thoại dẫn dắt lặp đi lặp lại và các lời thoại vụng về. Ngoài ra, nhân vật chính Samus Aran, từ chỗ được yêu thích nhất trò chơi bỗng trở nên yếu đuối, bất an, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh của các phiên bản trước.
Bioshock: Infinite
Bản thân Bioshock bắt đầu gây dựng được tiếng vang cho thương hiệu cũng nhờ phong cách kể chuyện hấp dẫn của mình. Cốt truyện tuy đơn giản nhưng mọi thứ xoay quanh nó đều được vận hành khá hợp lý. Ít lời thoại, tập trung vào mạch truyện chính và không để game thủ cảm thấy có phút giây nào lãng phí, Bioshock đã quá thành công với những gì đạt được.
Thế nhưng Bioshock Infinite lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đặt ra rất nhiều câu hỏi thú vị, thế nhưng trò chơi lại từ bỏ mọi cơ hội cho các game thủ khám phá cốt truyện. Thay vào đó, nó đưa ra những thông điệp giáo lý tẻ nhạt và khiến trò chơi được bình chọn là một mớ hỗn độn, vụng về và cẩu thả từ phía các game thủ.
Duke Nukem Forever
Một trong những công thức làm game rất phổ biến thời xưa đó là tập trung xây dựng quá nhiều vào nhân vật chính, lấy họ làm trung tâm và biểu tượng. Tới nay, đây vẫn là một trong những cách làm rất hiệu quả. Duke Nukem Forever cũng theo công thức này, nhưng lại thất bại thảm hại chỉ vì xây dựng hình tượng nam chính quá tệ hại.
Theo đó, nhân vật Duke Nukem quá mạnh mẽ, đàn ông nhưng lại có không ít những hành động khiến người chơi cảm thấy nhẫn tâm, đáng ghét. Đó cũng là lý do tới nay, đây vẫn là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất làng game thế giới.
Tags