Siêu máy tính dự đoán khả năng vô địch của Nhật Bản tại World Cup 2023 là 2%, trong khi một đội bóng lớn khác của bóng đá châu Á là Trung Quốc, tỉ lệ này chưa đến 1%.
Điều đó có vẻ như là bất công nếu xét về lịch sử và sự phát triển của bóng đá nữ khu vực châu Á trong suốt 3 thập kỉ qua. Nhưng ở môn thể thao mà những chỉ số năng lực ngày càng trở nên quan trọng để đánh giá mức độ thành công của một đội bóng trong khuôn khổ một giải đấu, thì những đội bóng được đánh giá cao hơn Trung Quốc hay Nhật Bản trở thành hiển nhiên.
Mặt trời có mọc từ châu Á một lần nữa?
Tất nhiên, người ta vẫn luôn chờ đợi những điều kì diệu như Nhật Bản đã tạo ra ở World Cup 2011 sau khi phải hứng chịu thảm họa kép đã khiến họ phải mất tới hơn 40 năm mới trở lại được trạng thái ổn định.
Nhưng ngay cả một câu chuyện cổ tích như vậy cũng trở nên khó viết ra hơn bao giờ hết bởi chính đội bóng này đã bị loại sớm khỏi World Cup 2019 và việc xây dựng lại một đội ngũ có thể lên tới đỉnh cao như năm 2011 cần phải có thời gian dài.
Sự phát triển của bóng đá nữ ở Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 2011 khi họ giành chức vô địch World Cup đầu tiên, và 4 năm sau, họ trở lại trận chung kết một lần nữa, nhưng bị Mỹ đánh bại một cách nặng nề.
Môi trường dành cho bóng đá nữ ở Nhật Bản đã thay đổi đáng kể kể từ khi họ vô địch World Cup năm 2011. Ngày càng có nhiều cô gái tham gia bóng đá và giờ đây nó là một trong những môn thể thao phổ biến nhất dành cho phụ nữ và trẻ em gái ở Nhật Bản. Giải đấu chuyên nghiệp hoàn toàn đầu tiên, WE League, được ra mắt vào năm 2021-2022 và hiện đã hoàn thành mùa giải thứ hai.
Nhưng nó không che giấu sự thật khác: Sau một chuyến đi tàu lượn siêu tốc, sự sa sút đã trở thành hiển nhiên và nếu nhìn vào những gì đã xảy ra với hai nền bóng đá lớn của thế giới nói chung là Đức và Italy, một đội bị loại ngay từ vòng bảng hai lần liên tiếp, còn đội kia không được góp mặt ở giải đấu với số lần tương tự nối liền nhau.
Kể từ đó, Nhật Bản đã không gây ấn tượng mạnh trên đấu trường quốc tế, và tham dự giải đấu này với vị trí nằm ngoài Top 10 của bảng xếp hạng FIFA, vị trí mà họ thường xuất hiện trong những năm tháng đẹp nhất của mình.
Khi thầy trò HLV Futoshi Ikeda chuẩn bị thực hiện chuyến vượt Thái Bình Dương, không nhiều người dự đoán Nhật Bản sẽ tiến xa ở giải đấu này, cụ thể hơn, các siêu máy tính dự báo họ chỉ có 2% cơ hội vô địch.
"Chúng tôi đã rất thất vọng khi không tiến xa hơn trong quá khứ. Nếu chúng tôi không chơi hết sức mình từ bây giờ, mọi thứ sẽ khó khăn hơn", HLV Futoshi Ikeda nói, "nhưng năm nay Nhật Bản là một tập thể đang tiến bộ rõ và chúng tôi muốn sử dụng World Cup này như một cơ hội để vực dậy bóng đá nữ ở Nhật Bản".
Sự vươn lên của Trung Quốc
Trung Quốc đang trở lại vào tháng 7 này, Shui Qingxia, HLV trưởng nữ đầu tiên của đội bóng chỉ nhận nhiệm vụ trước khi AFC Asian Cup 2022, giữa bầu không khí lạc quan hiếm hoi, bà đã đưa đội bóng giành chức vô địch châu Á đầu tiên kể từ năm 2006, cùng những chiến thắng kịch tính khiến Shui Qingxia trở thành người hùng dân tộc.
Chiến công đó được coi là bước ngoặt để Trung Quốc được nhìn nhận như một đối thủ lớn trên bình diện thế giới khi con đường đi tới đỉnh cao còn ở rất xa và từ rất lâu họ không được coi là ứng cử viên của chức vô địch, điều gây tổn thương cho lòng tự trọng của một đội bóng lớn.
Đau đớn hơn cả là sự trỗi dậy của Nhật Bản sau đó, với chức vô địch World Cup 2011 và trong thập kỷ qua đã thắng 9 trong số 12 lần gặp Trung Quốc, và chỉ thua 2 trận. Nhưng cũng trong những nỗi đau họ tìm thấy một bí quyết tự thân: Nếu đội bóng châu Á đó có thể làm được (vô địch World Cup) thì Trung Quốc cũng có thể làm được.
Việc thuê Byer, người đã thành danh khi làm việc với những người trẻ Nhật Bản, là một sự thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều điều để học hỏi. Giải đấu dành cho nữ của Nhật Bản đã tồn tại từ năm 1989 – lớn hơn giải đấu J-League của nam giới bốn năm tuổi.
Bây giờ, 17 tháng sau chức vô địch châu Á, Trung Quốc đã sẵn sàng bắt đầu hành trình World Cup với tư cách là một đội bóng khai phá ở World Cup 2023. Chiến thuật của Shui Qingxia đã nhuần nhuyễn, tạo ra sự khác biệt và linh hoạt. Trung Quốc sẽ đối mặt với Đan Mạch, Haiti và Anh ở bảng D và đó là một thử thách mới.
"Châu Âu đi đầu trong sự phát triển của bóng đá nữ. Có một khoảng cách đáng kể giữa chúng tôi và các đội châu Âu", Shui Qingxia cho biết nhưng không nản chí. Với đội bóng này, vấn đề chỉ là thời gian, khi các cầu thủ đang chơi ở nước ngoài đang muốn truyền cảm hứng và trở thành những người hùng mới của đất nước.
Tags