Nhiều người nhăm nhăm nhận thưởng Tết rồi nhảy việc, ông hoàng kinh doanh Nhật Bản nhắc nhở: ‘Kẻ yếu chỉ giỏi nói, kẻ mạnh nhất định kiên trì”

Thứ Sáu, 23/12/2022 15:26 GMT+7

Google News

Chán một công việc nào đó, đừng vội nghỉ việc ngay.

Có một kiểu nhân viên: Chỉ trực chờ đợi thưởng Tết, xong là lập tức nhảy việc. Lựa chọn này không sai, nhưng không phải tỉnh táo và khôn ngoan. Đặc biệt giai đoạn này, nhiều người đã rậm rịch chuẩn bị cho kế hoạch tìm kiếm công việc mới ngay khi nhận thưởng Tết Dương lịch, và đặc biệt Tết âm lịch. Nhưng trước khi đưa ra lựa chọn, bạn hãy thử tìm hiểu về ông thần kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori, và ngẫm về những lời khuyên của ông, biết đâu bạn sẽ thọ ích trong lúc rối ren suy nghĩ như hiện tại. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kazuo Inamori (nhà kinh doanh, người sáng lập hãng Kyocera. Ông là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi hãng đang đứng trên bờ vực phá sản. Ông đồng thời cũng là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng như "Tâm", "Cách sống"…) làm việc cho Matsukaze Industry, một công ty đang trên bờ vực phá sản ở Kyoto.

Cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines, Kazuo Inamori: chán một công việc nào đó, đừng vội nghỉ việc ngay - Ảnh 1.

Kazuo Inamori

Công ty sản xuất chai sứ cách nhiệt này vốn là một trong những công ty tốt nhất trong ngành.

Tuy nhiên, khi Kazuo gia nhập công ty, ông thường xuyên bị trả lương muộn, hội đồng công ty liên tục xảy ra đấu đá nội bộ và tranh chấp lao động.

Khi ông đi mua sắm ở một cửa hàng gần đó, người chủ nói với vẻ thông cảm: "Sao cậu lại làm ở đây thế, cứ ở trong cái công ty tồi tệ đó, đến vợ cũng không tìm được đâu!"

Tất cả những người vào làm việc cùng đợt với ông đều phàn nàn, chê bai công ty đủ điều.

Trong vòng chưa đầy một năm, mọi người lần lượt nghỉ việc, cuối cùng chỉ còn lại mình ông.

Khi ấy, Kazuo cũng muốn nghỉ việc, nhưng trong một khoảnh khắc, ông đã nghĩ:

"Nếu bây giờ nghỉ việc chỉ vì không hài lòng, vậy thì công việc sau, bản thân cũng vẫn sẽ gặp phải vấn đề tương tự."

Vì vậy, ông quyết định: cứ làm việc chăm chỉ trước đã.

Ông chuyển tất cả xoong nồi vào phòng thí nghiệm, ngủ ở đó ngày đêm, dốc sức cho công việc nghiên cứu.

Cứ như vậy, một khoảng thời gian sau, một chuyện bất ngờ xảy ra: dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Kazuo hết lần này đến lần khác đạt được những kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc, và dần nổi 

Sau này, khi được hỏi về thành công, Kazuo nói:

"Dù bạn có phàn nàn nhiều tới đâu, tủi thân nhiều tới như nào, chuyện quan trọng nhất trước mắt chính là làm cho tốt công việc của mình, đây mới là tâm thái mà một người trưởng thành nên có."

Trong công việc, không hài lòng là muốn nghỉ việc, đó chẳng qua cũng chỉ là trốn tránh.

Người thực sự bản lĩnh, thay vì buông bỏ những cảm xúc chán nản, họ đối mặt trực diện với khó khăn, tìm cách giải quyết chúng.

Cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines, Kazuo Inamori: chán một công việc nào đó, đừng vội nghỉ việc ngay - Ảnh 2.

01

Làm công việc mình không thích là một kiểu "tu hành"

MC của Trung Quốc, Dou Wentao sau khi nổi tiếng nhờ một chương trình truyền hình, đài truyền hình đã giao cho anh chủ trì một chương trình có tên "Wentao paian"

Khác với chương trình giúp anh nổi tiếng, chương trình này tập trung vào các vụ án và không có khách mời.

Wentao ngay từ đầu đã không thích làm kiểu chương trình này.

"Có một hôm, quay xong chương trình đã là 6h sáng, hôm đó Thâm Quyến mưa rất lớn, khoảnh khắc đó, trong lòng tôi chỉ có duy nhất một suy nghĩ: chán chẳng buồn nói!"

Nhưng, anh đã làm cái điều mà anh không thích này trong suốt 8 năm.

Nhớ lại khoảng thời gian đó, Wentao nói rằng tuy không thích nó, nhưng lần quay nào cũng phải quay lại tới 4,5 lần, tới khi hài lòng mới thôi.

Bất kể là công việc gì, lúc nào cũng thuận lợi chỉ là ảo tưởng, phiền muộn không thiếu mới là thực tế.

Kẻ yếu chỉ thích nói, người bản lĩnh là người kiên trì.

Một công việc viết quảng cáo, chẳng ai muốn thức đêm vắt óc trau chuốt từng câu chữ, nhưng nếu kiên nhẫn và làm tốt, bạn sẽ từ từ leo lên đỉnh cao của sự nghiệp.

Một công việc bán hàng, chẳng ai muốn cứ phải tỏ ra niềm nở sau biết bao nhiêu lần bị từ chối, nhưng tiền hoa hồng cho một lần bán được sản phẩm lại có thể là tiền lương của người khác trong vài tháng.

Công việc chưa bao giờ là một công viên giải trí, nó là một nơi thử nghiệm.

Khi gặp phải một công việc mà bản thân không thích, điều đầu tiên mà một người tỉnh táo nghĩ đến không phải là rút lui, mà là lội ngược dòng.

Cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines, Kazuo Inamori: chán một công việc nào đó, đừng vội nghỉ việc ngay - Ảnh 3.

02

Công việc tầm thường, là một loại cảnh giới

Có một định luật có tên "định luật nấm".

Nấm mọc ở vùng đất râm mát, trong môi trường mà chúng tự sinh tự diệt. Nếu từ bỏ hy vọng phát triển, nó chỉ có thể thối rữa trong đất đen.

Cũng giống như những người chân ướt chân ráo đi làm, hầu hết chúng ta đều ngồi trong một góc, lặp đi lặp lại những công việc lặt vặt, không cần chuyên môn.

Lãnh đạo sẽ chẳng chú ý đến bạn nhiều hơn, thậm chí đôi khi bạn còn bị buộc tội và chỉ trích vô cớ.

Nhân tài có ưu tú tới mấy cũng đều bắt đầu từ những việc đơn giản nhất và từ từ tiến bộ.

Trong quá trình tiến bộ, chúng ta ai cũng đều phải trải qua một giai đoạn gọi là "giai đoạn nấm". Giai đoạn cô độc chiến đấu một mình trong bóng tối đó là giai đoạn khó khăn nhất.

Vượt qua được, là tương lai; không vượt qua được, mọi thứ vẫn sẽ là bóng tối.

Nếu bạn muốn tỏa sáng trước ống kính, bạn phải bắt đầu với vai phụ.

Tôi từng đọc được một câu chuyện như này:

Ba sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học có tiếng, cùng được tuyển dụng vào một công ty.

Những chàng trai mới ngoài hai mươi, đầy hoài bão và khát khao lập nghiệp.

Nhưng họ lại được phân công vào những vị trí cơ sở nhất, hàng ngày hoặc đến cửa hàng giúp kiểm đếm, hoặc làm một số công việc lặt vặt.

Người thứ nhất ngay từ đầu đã không hài lòng, cảm thấy mình quá giỏi để làm những việc này. Mỗi ngày, anh ta lẻn vào nhà kho chơi điện thoại di động, khi làm việc, nếu chỉ cần làm cho xong, anh ta sẽ không bao giờ làm cho tốt.

Người thứ hai lại không nghĩ gì nhiều, sếp giao việc gì thì làm việc đó, đúng giờ tan làm là về nhà.

Người cuối cùng luôn tràn đầy nhiệt huyết, đến cửa hàng vào sáng sớm mỗi ngày và quay trở lại công ty để làm thêm giờ vào ban tối.

Hai người còn lại đều cười nhạo anh ấy ngốc, nói làm tốt những công việc không cần chuyên môn này cũng vô ích, cố gắng qua thời gian luân chuyển hai năm là đủ.

Anh phớt lờ những lời chế giễu này, vẫn siêng năng và tận tâm, luôn dành ra thời gian nghiên cứu kiến thức về ngành và thương hiệu trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Một thời gian sau, công ty tiến hành điều chỉnh nhân sự, người thứ nhất đã bị sa thải.

Người thứ hai vẫn làm ở vị trí cơ sở.

Người thứ ba vì năng lực đột phá, nên được thăng chức lên vị trí quản lý đội bán hàng.

Có một câu nói như thế này:

"Thứ khiến Đường Huyền Trang thành Phật, không phải là khoảnh khắc nhận được chân kinh ở Lôi Âm tự, mà là hành trình hơn 10 ngàn dặm mà ông vượt qua."

Một bước lên tiên chỉ là mơ tưởng, tích tiểu thành đại mới là chân lý trên đời.

Cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines, Kazuo Inamori: chán một công việc nào đó, đừng vội nghỉ việc ngay - Ảnh 4.

03

Một độc giả từng viết thư cho nhà văn, nhờ ông tư vấn về lựa chọn công việc.

Anh cho biết bản thân có công việc ổn định nhưng không hài lòng, muốn chuyển sang lĩnh vực khác nhưng sợ sự bấp bênh của công việc mới sẽ khiến sự nghiệp và gia đình gặp khủng hoảng.

Nhà văn không đưa ra đáp án một cách trực tiếp mà chỉ nói như này:

"Khi xếp hàng, chúng ta thường muốn nhảy sang hàng ít người hơn, kết quả là trong khi bạn nhảy sang hàng ít người hơn thì bỗng có người khác xếp hàng vào đó, nhanh hơn hay không chưa biết, nói không chừng còn chậm hơn.

Hôm nay bạn đổi công việc, liệu bạn có nỗ lực nhiều hơn cho nó?

Nói cách khác, nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ chăm chỉ hơn khi làm công việc mới, vậy thì tại sao bạn không cố gắng luôn cho công việc hiện tại, ngẫm xem nếu bạn cố gắng hơn, liệu có phải sẽ cho ra được thành tích khả quan hơn?

Nếu đã lựa chọn rồi thì đừng phàn nàn, nỗ lực mà làm thôi!"

Không có ai thích đi làm, cũng không có cái gọi là việc nhẹ lương cao.

Xem người mình không thích là quý nhân, xem những chuyện mình không thích như một bài học trải nghiệm, và khi ấy, bạn sẽ cách thành công chẳng còn bao xa.

Alexx

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›