Những ‘cây trường sinh’ của bóng chuyền nữ Việt Nam, toàn ngôi sao gạo cội, bền bỉ ‘cháy’ mãi cùng năm tháng

Thứ Hai, 24/07/2023 14:16 GMT+7

Google News

Lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam ghi nhận nhiều ngôi sao thực sự đáng nể. Họ không chỉ tài năng, giành được nhiều thành tích ấn tượng mà còn vô cùng bền bỉ với thời gian.

Chủ công Hà Thu Dậu (sinh năm 1969)

Sinh năm Kỷ Dậu 1969 trong một gia đình có tới 12 anh chị em nên Hà Thu Dậu được bố mẹ đặt tên theo cách đặc biệt. Vì nhà quá đông con nên bố chị quyết định lấy luôn năm sinh của chị (năm Dậu) để đặt tên cho chị.

Không giống nhiều ngôi sao bóng chuyền khác, Hà Thu Dậu không bộc lộ đam mê hay ước mơ trở thành VĐV bóng chuyền từ khi còn nhỏ mà thời đi học, chị muốn ngồi trong giảng đường đại học Luật và sau này trở thành luật sư.

Hà Thu Dậu gắn bó với bóng chuyền suốt 23 năm, từ năm 18 tuổi đến 41 tuổi

Hà Thu Dậu gắn bó với bóng chuyền suốt 23 năm, từ năm 18 tuổi đến 41 tuổi

Ước mơ ấy của Hà Thu Dậu không thành nhưng một cánh cửa khác lại mở ra. Đó là cơ duyên đưa chị đến với môn bóng chuyền.

Anh trai Hà Thu Dậu là VĐV Hà Khắc Hùng thi đấu cho đội tuyển Xi măng Thanh Ba đã giới thiệu chị đến đội Cảng Việt Trì tập luyện khi Hà Thu Dậu 18 tuổi.

Từ đây cô gái cao 1m76 Hà Thu Dậu bắt đầu theo đuổi sự nghiệp bóng chuyền đầy đam mê của mình và trở thành chủ công xuất sắc bậc nhất thuộc những thế hệ đầu tiên trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam.

Hà Thu Dậu chơi cho đội Cảng Việt Trì thi đấu ở giải A1 được 5 năm thì chuyền sang đầu quân cho đội Bưu điện Hà Nội của HLV huyền thoại Nguyễn Mạnh Hùng.

Trong màu áo CLB Bưu Điện Hà Nội, chị VĐQG 3 năm liên tiếp 1996, 1997 và 1998. Thành công trong màu áo CLB bóng chuyền thủ đô là bệ phóng đưa chị lên ĐTQG, góp mặt tại 2 kỳ SEA Games 1995 và 1997 trong đó Hà Thu Dậu cùng đồng đội giành HCĐ SEA Games 1997. Đó cũng là lần đầu tiên bóng chuyền nữ Việt Nam giành được huy chương ở một kỳ SEA Games.

Phong cách trẻ trung, quý phái ngoài đời của cựu chủ công Hà Thu Dậu

Phong cách trẻ trung, quý phái ngoài đời của cựu chủ công Hà Thu Dậu

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp thì Hà Thu Dậu bất ngờ tuyên bố giã từ sự nghiệp khi vừa tròn 30 tuổi để lập gia đình và sinh con.

Những tưởng cũng giống nhiều ngôi sao bóng chuyền nữ khác chấp nhận từ bỏ đam mê để vun vén cho tổ ấm riêng thì đến năm 2003 Hà Thu Dậu bất ngờ tái xuất trong màu áo của CLB Ngân Hàng Công Thương do HLV số 1 Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng dẫn dắt.

4 năm không động đến trái bóng vì tập trung vun vén cho cuộc sống gia đình nhưng ngọn lửa đam mê với bóng chuyền trong Hà Thu Dậu chưa khi nào nguội tắt. Thế nên khi thầy cũ Nguyễn Mạnh Hùng "rủ" về thi đấu cho Ngân Hàng Công Thương, chị nhận lời không chút đắn đo.

Hà Thu Dậu lập tức bắt tay vào tập luyện miệt mài để lấy lại cảm giác bóng cũng như rèn thể lực và chị nhanh chóng tái hiện phong độ xuất sắc như trước khi nghỉ đấu.

Trong màu áo Ngân Hàng Công Thương, Hà Thu Dậu giành Cup MHB năm 2006 và đạt danh hiệu VĐV xuất sắc nhất giải khi chị đã 37 tuổi.

"Lối đánh của Dậu rất khó chịu. Thông thường khi tham gia tấn công, hầu hết các chủ công Việt Nam chỉ biết đập và đập như đã được lập trình sẵn. Nhưng với Dậu thì lại khác, cô quan sát hàng chắn của đối phương rồi mới tùy cơ ứng biến", cựu HLV đội Bộ Tư Lệnh Thông Tin, Phạm Văn Long, từng đánh giá về Hà Thu Dậu như vậy.

Hà Thu Dậu còn tiếp tục thi đấu cho tới tận năm 2010 chị mới chính thức tuyên bố giải nghệ ở tuổi 41. Sau khi giã từ sự nghiệp VĐV, Hà Thu Dậu làm trợ lí HLV ở Ngân Hàng Công Thương và chị cũng từng 2 lần làm trợ lí HLV ĐTQG Việt Nam.

Chủ công Bùi Thị Huệ (1985)

Chỉ cao 1m74 nhưng có tầm bật tấn công lên tới 2m95 và sở hữu những cú đập bóng "một tiếng" (tiếng bóng chạm tay và chạm sàn gần như cùng lúc) nên Bùi Thị Huệ được giới chuyên môn gọi là "búa máy", biệt danh nói lên thương hiệu của cô trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam.

Đến với bóng chuyền từ năm 12 tuổi và bắt đầu lên chơi cho đội 1 bóng chuyền nữ Thái Bình từ năm 2001, đến nay Bùi Thị Huệ (sinh tháng 2/1985) đã có 26 năm tập luyện và thi đấu bóng chuyền trong đó có 22 năm thi đấu đỉnh cao. Đặc biệt hơn nữa là ở tuổi 38, cô vẫn đang cùng đội Geleximco Thái Bình thi đấu ở giải VĐQG bóng chuyền nữ Việt Nam.

Bùi Thị Huệ có khá nhiều điểm đặc biệt rất khác người mà rõ nhất là cô được đào tạo tại Trung tâm khi mới 12 tuổi; là cầu thủ trẻ nhất được triệu tập vào luyện tập và thi đấu ở đội tuyển Quốc gia (năm 16,5 tuổi). Bên cạnh đó, điều khiến các bạn yêu mến nể phục Huệ bởi cô là vận động viên chơi được nhiều môn thể thao và từng giành nhiều HCVnhất tại môn thể thao mình không chuyên.

Bùi Thị Huệ có khá nhiều điểm đặc biệt rất khác người mà rõ nhất là cô được đào tạo tại Trung tâm khi mới 12 tuổi; là cầu thủ trẻ nhất được triệu tập vào luyện tập và thi đấu ở đội tuyển Quốc gia (năm 16,5 tuổi). Bên cạnh đó, điều khiến các bạn yêu mến nể phục Huệ bởi cô là vận động viên chơi được nhiều môn thể thao và từng giành nhiều HCVnhất tại môn thể thao mình không chuyên.

Trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam, cựu chủ công Hà Thu Dậu đang là người giữ "kỷ lục" không chính thức về thâm niên thi đấu bóng chuyền đỉnh cao khi chị có 23 năm tung hoành trên sân đấu từ năm 1987 đến 2010. Hà Thu Dậu chính thức tuyên bố nghỉ thi đấu bóng chuyền khi chị 41 tuổi.

Ở tuổi 38, Bùi Thị Huệ đã có 22 năm thi đấu bóng chuyền đỉnh cao chuyên nghiệp và chị vẫn chưa dừng lại. Tay đập vang bóng một thời này hoàn toàn có thể san bằng, thậm chí vượt qua thời gian thi đấu đỉnh cao của đàn chị Hà Thu Dậu.

Nếu so sánh các tên tuổi thuộc "thế hệ vàng" của bóng chuyền nữ Việt Nam thì thâm niên 22 năm thi đấu chuyên nghiệp của Bùi Thị Huệ cho tới lúc này (từ 2001) là bền bỉ hơn bất kỳ ngôi sao nào khác. Ở tuổi 38, Bùi Thị Huệ vẫn đang "cháy" trên sân đấu trong màu áo Geleximco Thái Bình.

Chuyền 2 Hà Thị Hoa (1984)

Bóng chuyền nữ Việt Nam đã sản sinh ra nhiều cây chuyền hai nổi tiếng nhưng Hà Thị Hoa vẫn có chỗ đứng rất riêng trong lòng người hâm mộ nhờ tài năng đặc biệt.

Sinh năm 1984, cùng thời với những Kim Huệ, Bùi Thị Huệ, Phạm Thị Yến, Đinh Thị Diêu Châu, Ngọc Hoa…, cô gái Hải Phòng Hà Thị Hoa là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ "vàng" của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Đến với bóng chuyền năm 16 tuổi, muộn hơn nhiều bạn bè cùng trang lứa, nhưng cô gái Hải Phòng lại có một sự nghiệp vô cùng bền bỉ mà trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam đến thời điểm hiện tại mới chỉ có đàn chị Hà Thu Dậu (23 năm thi đấu đỉnh cao) là có tuổi thọ nghề lâu hơn.

Chính xác thì Hà Thị Hoa bắt đầu thi đấu bóng chuyền từ năm 2000 và mãi đến năm 2022 cô mới chính thức dừng thi đấu, khép lại hơn 20 năm sự nghiệp đầy ắp thành công.

Nhắc tới cây chuyền 2 có biệt danh Hoa "béo" này, ấn tượng lớn nhất mà cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ bóng chuyền cả nước đều phải thừa nhận là biệt tài "biến không thành có", "biến xấu thành tốt" của cô.

Hà Thị Hoa được coi là cây chuyền 2 có khả năng "sửa" những đường bóng xấu vô cùng xuất sắc. Cô có thể biến một pha đỡ bước 1 lỗi của đồng đội thành một đường chuyền thuận lợi cho các tay đập của đội bóng ghi điểm, biến một đường bóng tưởng như vô vọng thành một đường kiến tạo "dọn cỗ" cho đồng đội tấn công ghi điểm.

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Không chỉ với những tay đập có thể dứt điểm đa dạng mà cả những tay đập "kén" bóng cũng đều được Hà Thị Hoa tạo những cơ hội ngon ăn để ghi điểm.

Đó cũng là lí do vì sao trong nhiều năm liền, ngay cả khi đã ngoài 30 tuổi, cô gái Hải Phòng vẫn được coi là chuyền 2 xuất sắc nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Với khả năng làm bóng linh hoạt và luôn biết cách đặt đồng đội trước những cơ hội tấn công ghi điểm tuyệt vời, Hà Thị Hoa trở thành linh hồn ở mọi đội bóng mà cô thi đấu.

Ở cấp độ ĐTQG, cô từng giành 5 HCB SEA Games, nhiều năm liền là cây chuyền hai không thể thay thế ở tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Ở cấp CLB, Hà Thị Hoa xuất thân từ lò đào tạo của Bộ Tư Lệnh Thông Tin (BTLTT) và từng cùng đội bóng này VĐQG năm 2001 (khi đó giải VĐQG còn mang tên là giải đội mạnh toàn quốc).

Sau khi rời BTLTT, Hà Thị Hoa gia nhập CLB Ngân Hàng Công Thương, thi đấu ở đây hơn 1 thập kỷ, trở thành linh hồn và công thần của đội bóng.

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô thuộc thế hệ "vàng" cùng với Ngọc Hoa, Kim Huệ, Phạm Thị Yến, Bùi Thị Huệ....

Hà Thị Hoa (9số 3) là cây chuyền hai nổi tiếng trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô thuộc thế hệ "vàng" cùng với Ngọc Hoa, Kim Huệ, Phạm Thị Yến, Bùi Thị Huệ....

Cùng với phụ công Phạm Kim Huệ, cô góp công lớn giúp Ngân Hàng Công Thương vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam năm 2016 khi đã 32 tuổi.

Thời điểm đó Hà Thị Hoa đã thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp được 16 năm và vẫn được coi là chuyền hai xuất sắc nhất Việt Nam. Thế mới thấy, cô gái Hải Phòng duy trì phong độ đỉnh cao tốt thế nào. Cho tới nay đó vẫn là chức VĐQG duy nhất trong lịch sử CLB Ngân Hàng Công Thương.

Sau khi giúp đội bóng ngành Ngân Hàng bước lên đỉnh cao của bóng chuyền nữ Việt Nam, cuối năm 2019 Hà Thị Hoa tạm nghỉ thi đấu để chuyển qua làm HLV đội trẻ của Ngân Hàng Công Thương.

Đến năm 2021, cô rời Ngân Hàng Công Thương chuyển về Vĩnh Phúc chơi cho đội bóng chuyền nữ Bamboo Airways Vĩnh Phúc khi đó vừa được thành lập và đánh ở giải hạng A toàn quốc.

Sau 2 năm nghỉ thi đấu và lúc này đã 37 tuổi, Hà Thị Hoa vẫn tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Vừa là "cây đại thụ" về chuyên môn với hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm chinh chiến, vừa là chỗ dựa tinh thần cho các đàn em, Hà Thị Hoa lại lập công đầu giúp Bamboo Airways Vĩnh Phúc vô địch giải bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2021 và giành quyền thăng hạng lên chơi ở giải VĐQG Việt Nam năm 2022.

Sau khi kết thúc mùa giải VĐQG 2022, cũng là thời điểm kết thúc hợp đồng cùng Bamboo Airways Vĩnh Phúc, cây chuyền hai 38 tuổi mới chính thức dừng thi đấu để tập trung chăm sóc gia đình.

Chủ công Nguyễn Thị Xuân (1986)

Cùng thời với các ngôi sao thuộc "thế hệ vàng" của bóng chuyền nữ Việt Nam nhưng lúc đầu Nguyễn Thị Xuân chưa có nhiều cơ hội thể hiện tài năng do chìm khuất sau những cái bóng quá lớn của hai chủ công lừng danh là Bùi Thị Huệ và Đinh Thị Diệu Châu.

Phải đến năm 2012, tài năng của cô gái Nam Định mới chính thức được giới chuyên môn và người hâm mộ ghi nhận tại Cúp bóng chuyền nữ Vô địch châu Á. Khi đó Nguyễn Thị Xuân chơi nổi bật và cô cùng các đồng đội đã vượt qua rất nhiều tên tuổi lớn như Nhật Bản hay Hàn Quốc để cán đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc.

Nguyễn Thị Xuân là một trong 2 cựu ngôi sao của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn còn đang thi đấu

Nguyễn Thị Xuân là một trong 2 cựu ngôi sao của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn còn đang thi đấu

Nguyễn Thị Xuân là đóa hoa nở muộn của làng bóng chuyền nữ Việt Nam. Trưởng thành từ tuyến năng khiếu của Dệt Nam Định, tiền thân của CLB bóng chuyền Ngân hàng Công thương, chủ công sinh năm 1986 gần như dành trọn thanh xuân để cống hiến cho đội bóng Ngân hàng. Nguyễn Thị Xuân cùng với Phạm Kim Huệ và Hà Thị Hoa chính là những công thần giúp Ngân Hàng Công Thương vô địch bóng chuyền nữ quốc gia năm 2016.

Sau khi Ngân hàng Công Thương gặp khó khăn tài chính, các ngôi sao lần lượt chia tay đội bóng và Nguyễn Thị Xuân không phải là ngoại lệ. Năm 2020, ở tuổi 34, cô gia nhập đội bóng đang lên Hóa Chất Đức Giang của ông bầu Đào Hữu Huyền với phí chuyển nhượng được coi là cao nhất Việt Nam vào thời điểm đó.

Sau khi cập bến Hóa Chất Đức Giang, Nguyễn Thị Xuân tiếp tục thể hiện đẳng cấp và tài năng của mình. Bằng kinh nghiệm, sự bền bỉ và tính chuyên nghiệp mẫu mực của mình, cô trở thành thủ lĩnh dìu dắt lứa VĐV trẻ của Hóa Chất Đức Giang và lại góp công giúp đội bóng này 3 mùa liên tiếp giành ngôi á quân bóng chuyền nữ Quốc Gia.

Ở tuổi 37, Nguyễn Thị Xuân vẫn là đội trưởng của Hóa Chất Đức Giang và cùng với Bùi Thị Huệ của Geleximco Thái Bình, cô là một trong hai cựu ngôi sao của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn còn thi đấu đỉnh cao cho tới thời điểm này.

Phụ công Phạm Kim Huệ (1982)

Sinh năm 1982, Phạm Kim Huệ là một trong những huyền thoại của bóng chuyền nữ Việt Nam, là phụ công xuất sắc bậc nhất trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam.

Cô nổi tiếng với cú đánh một chân sau đầu (nhảy cò đập bóng), từng tham dự giải VĐQG 17 mùa liên tiếp, từng là đội trưởng ở cả CLB Bộ Tư Lệnh Thông Tin lẫn tuyển Việt Nam khi mới 19 tuổi, giành vô số danh hiệu cá nhân và tập thể.

Kim Huệ là phụ công huyền thoại trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Kim Huệ là phụ công huyền thoại trong lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam

Kim Huệ chính thức ngừng thi đấu hoàn toàn sau mùa giải 2018 ở tuổi 36. Sau khi nghỉ thi đấu, cô làm HLV trưởng CLB Ngân Hàng Công Thương trước khi chuyển qua làm HLV phó để dành thời gian theo đuổi sự nghiệp riêng. Kim Huệ hiện vẫn nằm trong ban huấn luyện của đội bóng ngành ngân hàng.

Dù không cao lắm (chỉ 1m82) nhưng Kim Huệ có sức bật đáng nể. Đà bật tấn công của cô lên tới 3m15 trong khi tầm nhảy chắn của cô là 3m10. Những chỉ số ước mơ với hầu hết các VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam vào thời điểm hiện tại.

Sức bật lí tưởng biến Kim Huệ thành phụ công toàn diện bậc nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam, có khả năng tấn công ghi điểm cực lợi hại và chắn bóng siêu hạng.

Phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa (1987)

Hoa sinh năm 1987 trong gia đình nông dân ở Long An, cô gái đã sớm bộc lộ năng khiếu thể thao ngay khi còn học ở trường tiểu học. Lúc ấy, Ngọc Hoa đã lọt "mắt xanh" các nhà tuyển trạch khi họ đang cố gắng đi tìm tài năng cho đội bóng chuyền nữ Long An.

Từ năm 2003, khi vừa 16 tuổi, Ngọc Hoa đã được chọn lên đội tuyển, bước đầu chơi trong đội hình trẻ nhưng ai cũng nhận ra rằng "Út Hoa" đủ sức lên đội tuyển quốc gia. Sự nghiệp thể thao đỉnh cao của Ngọc Hoa bắt đầu từ đây. 

Trong sự nghiệp của mình, Ngọc Hoa đã giành được rất nhiều thành công đáng tự hào

Trong sự nghiệp của mình, Ngọc Hoa đã giành được rất nhiều thành công đáng tự hào

Cũng như Phạm Kim Huệ, Ngọc Hoa là tượng đài của bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô cũng chơi phụ công và thành công vang dội trong vai trò này. Ngọc Hoa cao 1m83 và cũng có sức bật lí tưởng. Đà bật nhảy tấn công của cô cũng lên tới 3m15 và tầm chắn của cô cũng lên tới 3m10 như Kim Huệ.

Sự nghiệp của Ngọc Hoa được đánh dấu bằng vô số danh hiệu và giải thưởng ở cả cấp độ CLB lẫn ĐTQG, cả trong nước lẫn quốc tế.

Ngọc Hoa từng giành chức VĐQG Việt Nam với CLB VTV Bình Điền Long An, VĐQG Thái Lan với CLB Bangkok Glass.

Ngọc Hoa cũng từng cùng CLB Bangkok Glass của Thái Lan giành chức vô địch các CLB Châu Á hồi tháng 9/2015, là VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam duy nhất cho tới lúc này từng vô địch Châu Á ở cấp CLB.

Ngọc Hoa cao 1,83m. Chiều cao tốt và sải tay dài là những lợi thế góp phần giúp cô luôn đạt hiệu quả thi đấu cao

Ngọc Hoa cao 1,83m. Chiều cao tốt và sải tay dài là những lợi thế góp phần giúp cô luôn đạt hiệu quả thi đấu cao

Ngọc Hoa thi đấu cho tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam từ 2003, từng là thủ quân của ĐTQG, từng giành 7 HCB bóng chuyền nữ SEA Games và cùng Kim Huệ tạo thành cặp phụ công số 1 Đông Nam Á một thời.

Ngoài VTV Bình Điền Long An, Ngọc Hoa chỉ chơi cho 2 CLB của Thái Lan do chính CLB VTV Bình Điền Long An kí hợp đồng đối tác, tạo điều kiện cho cô ra nước ngoài thi đấu nhằm tăng thu nhập và học hỏi kinh nghiệm là Ayutthaya (giúp đội này giành vị trí thứ 3 giải VĐQG Thái Lan và đoạt siêu cúp Quốc Gia) và CLB Bangkok Glass ( VĐQG Thái Lan và vô địch cúp các CLB Châu Á 2015).

Ở thời đỉnh cao, Ngọc Hoa nhận được nhiều lời mời thi đấu cho các CLB nước ngoài, không chỉ ở Thái Lan mà cả ở Mỹ, Nhật Bản nhưng cô đều từ chối vì tình yêu dành cho bóng chuyền Long An và sự gắn bó với CLB VTV Bình Điền Long An. Ngọc Hoa thi đấu cho đến năm 34 tuổi trước khi nghỉ sinh con. Cô mới chào đón con gái đầu lòng hồi tháng 5/2023 ở tuổi 35.

HT

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›