Những điều cần biết về gãy cổ xương đùi (Phần 1)

Thứ Năm, 10/10/2019 14:30 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Gãy cổ xương đùi là một bệnh rất thường gặp ở những người già, nhất là phụ nữ. Các nhà quan sát thấy rằng khoảng 30-50% những người bị gãy cổ xương đùi không bao giờ trở lại trình trạng chức năng như trước khi bị té ngã và cần sự giúp đỡ của người khác.

Quà tặng sức khỏe dành cho độc giả

Quà tặng sức khỏe dành cho độc giả

Để phục vụ tốt nhất cho việc khám sức khỏe, ngoài việc xây dựng một khu vực đầy đủ tiện nghi dành riêng cho việc khám sức khỏe tổng quát, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã thiết kế những gói khám sức khỏe tổng quát và chuyên sâu dành riêng cho từng đối tượng với những ưu đãi đặc biệt.

Tại sao người già thường hay bị gãy cổ xương đùi? 

Cổ xương đùi là phần nối tiếp giữa chỏm và thân xương đùi. Nó chịu một lực tải rất lớn từ trên cơ thể xuống. Cấu trúc giải phẫu cổ xương đùi rất đặc biệt, nó có ba bè xương đan chéo nhau để chịu sức căng lên cổ xương đùi. Tuy nhiên giữa ba bè xương này lại có một điểm khuyết hình tam giác gọi là tam giác Ward. Đây là điểm yếu nhất của cổ xương đùi nên hay bị gãy chổ này. Ngoài ra, ở những người già còn có trình trạng loãng xương kèm theo. Xương loãng sẽ bị giòn và yếu nên cũng dễ gãy nếu có một chấn thương xảy ra. 

Các nguyên nhân thường gây gãy cổ xương đùi:

Người già chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy cổ xương đùi. Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã trong sinh hoạt hàng ngày như té trong nhà tắm, vấp té khi thay quần dài ống, té khi đứng trên ghế để thắp nhang….Ngoài ra đôi khi còn gặp té ngã do tai nạn giao thông.

Chú thích ảnh

Triệu chứng:

- Đau vùng khớp háng, đau lan xuống đùi và gối. Có khi người bệnh chỉ đau vùng khớp gối cho nên nhiều người tưởng là mình chỉ bị gãy xương vùng khớp gối. Đau nhiều hơn mỗi lúc xoay trở hoặc ngồi lên nằm xuống.

- Chân có thể co nhẹ và khép vào, kéo duỗi ra làm cho bệnh nhân đau thêm. Có khi chân gãy ngắn hơn chân kia.

Các biến chứng sau gãy cổ xương đùi:

Gãy cổ xương đùi là một bệnh lý nặng, nó càng nặng nề hơn khi xảy ra trên một người già vốn đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý nội khoa. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ xảy ra nhiều biến chứng như sau:

- Tắt mạch: Vì gãy xương và đau đơn cho nên người già bị gãy cổ xương đùi phải nằm lâu, ít vận động. Điều này dễ hình thành những cục máu đông trong lòng mạch máu. Nếu những cục máu này di chuyển đến phổi, não hoặc tim sẽ gây ra biến chứng tắt mạch ở những cơ quan này. Đây là biến chứng nặng nề, đôi khi nguy hiểm tính mạng.

- Nhiễm trùng: do nằm lâu, phổi không được thông khí tốt cho nên dễ bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu… làm cho bệnh nặng nề và khó trị

- Loét da vùng tì đè: do đau đớn nên người già không dám cử động làm cho vùng da bị tì đè nhiều sẽ bị loét như loét vùng cùng cụt, vùng mắc cá ngoài, vùng gối…những vùng này rất khó lành.

Chú thích ảnh

Phương pháp điều trị:

Tùy theo trình trạng sức khoẻ của người bệnh, thời gian bị gãy, chất lượng xương và kiễu gãy mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phẫu thuật phù hợp: kết hợp xương cổ xương đùi, thay khớp háng bán phần, thay khớp háng toàn phần…

1. Kết hợp xương cổ xương đùi:

Áp dụng đối với bệnh nhân nhỏ hơn 50 tuổi. .Nếu chỏm xương đùi không liền, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

2. Thay khớp háng bán phần:

Sau khi vô cảm, Bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ phần chỏm xương đùi đã bị gãy, thay vào đó là chỏm khớp nhân tạo. Sau mổ vài ngày người bệnh có thể ngồi dậy, tập vận động chân, tập thở, tránh những biến chứng do nằm lâu. Chính vì vậy phẫu thuật này rất có lợi cho những người lớn tuổi, khả năng liền xương kém. Đối với những người già lớn tuổi bị gãy cổ xương đùi thông thường chúng tôi áp dụng phương pháp thay khớp bán phần giúp giảm đau và cho phép người bệnh đi lại sớm.

3. Thay khớp háng toàn phần:

Bác sĩ sẽ thay cả phần chỏm xương đùi và phần ổ cối bên trên. So với thay khớp bán phần, khớp háng toàn phần có tuổi thọ kéo dài hơn. Tuy nhiên kỹ thuật này khó hơn thay khớp bán phần, thời gian phẫu thuật kéo dài hơn. Chính vì vậy nếu bệnh nhân còn sức khỏe, nhu cầu đi lại còn nhiều thì các bác sĩ sẽ chọn phương pháp này.

PTTT

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›