Cũng giống như ở các giải đấu lớn của các đồng nghiệp nam, World Cup của các nữ cầu thủ cũng chứng kiến nhiều khoảnh khắc gây tranh cãi không kém và tác động trực tiếp đến kết quả các trận đấu.
Đó là những quả phạt đền bị bỏ lỡ, sự can thiệp của VAR hay những bàn thắng vàng - đó là những sự kiện làm rung chuyển ở các kì World Cup trước đó và bây giờ là lúc chúng ta có thể nhìn lại những khoảnh khắc như thế.
Hope Powell và những cầu thủ "hèn nhát"
Hope Patricia Powell, với dáng vẻ dữ dội của con sư tử đầu đàn, đã hét vào mặt các học trò của mình ở đội tuyển Anh rằng họ là những kẻ hèn nhát. Không một ai dẫn dắt đội tuyển xứ sở sương mù sau này như Sarina Weigman, Phil Neville hay Hege Riise, từng làm như vậy với các cầu thủ.
Đó là một ngày mà trái tim những người yêu mến bóng đá Anh lại tan vỡ, dù ít đau đớn hơn những gì mà đội bóng nam mang lại nhưng cũng là rất khổ sở khi các cầu thủ nữ của họ để thua Pháp sau loạt sút luân lưu ở World Cup 2011 với tỉ số 4-3, sau khi hai đội đã hòa nhau sau 120 phút thi đấu.
"Họ thật sự yếu đuối và hèn nhát", Hope Powell hét lớn sau khi phải yêu cầu các cầu thủ xung phong thực hiện loạt sút luân lưu đến 3 lần nhưng không một ai đáp ứng. Có một sự sợ hãi khi đó, tất cả đều cảm thấy trò chơi này thật khắc nghiệt. Faye White, người đá hỏng lượt sút cuối cùng tiễn Anh ra về chắc chắn là người bị ám ảnh nhất.
Mia Hamm: Từ tiền đạo tới thủ môn
Mia Hamm, huyền thoại của bóng đá nữ, một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trong lịch sử của môn thể thao và cũng là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới thế hệ mình đã từng phải trở thành người gác đền bất đắc dĩ.
Đó là ở trận đấu ở vòng bảng với Đan Mạch tại World Cup 1995, sau khi thủ thành Briana Scurry nhận thẻ đỏ và bị đuổi khỏi sân ở phút 88, lúc này, đội tuyển Mỹ đã hết quyền thay người và Mia Hamm buộc phải cứu vãn tình thế đó khi cô đeo găng, đứng trong khung gỗ ở những phút cuối cùng, và điều ngoạn mục hơn cả là không chỉ được biết đến như một chân sút xuất sắc, cô còn cứu thua hai lần để giúp Mỹ bảo vệ thắng lợi 2-0, đứng đầu bảng đấu có Trung Quốc với 7 điểm.
Alex Morgan và tiệc trà chiều
Có lẽ, ngay khi nói đến tiệc trà chiều trong bóng đá, những người hâm mộ môn thể thao này ngay lập tức nói về Alex Morgan với màn ăn mừng mô phỏng lại phong cách thưởng trà trứ danh đó. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như màn ăn mừng này diễn ra ở một nơi khác, trước một đối thủ khác, ngoài đội tuyển Anh, những người nổi tiếng với tiệc trà chiều truyền thống.
Bàn thắng mà Alex Morgan ghi được vào lưới đội bóng xứ sở sương mù đã khiến người Anh phải ra về trong cay đắng tại World Cup 2019. Dĩ nhiên, sau khoảnh khắc này, Alex Morgan đã trở thành kẻ thù đối với người Anh, đặc biệt là kí giả Piers Morgan, người luôn thể hiện sự yêu ghét rõ ràng trên truyền thông.
Bàn thắng vàng đầu tiên và cuối cùng
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, trận chung kết World Cup 2003 giữa Đức và Thụy Điển được quyết định bằng luật bàn thắng vàng. Một quả đá phạt trực tiếp gây tranh cãi đã được trao cho Đức, dẫn đến bàn thắng vàng được ghi bởi Nia Künzer.
Cú đánh đầu đúng lúc đã biến tiền vệ phòng ngự trở thành ngôi sao truyền thông chỉ sau một đêm và mang về cho cô giải thưởng Bàn thắng của năm. Bàn thắng của Künzer đã giúp Đức vô địch World Cup nữ đầu tiên của họ và bảo vệ danh hiệu này tại World Cup tiếp theo. Kể từ đó, giải đấu cũng bỏ qua luật Bàn thắng vàng và chúng ta không thể thấy quyết định gây tranh cãi này sẽ sớm quay trở lại.
Steph Houghton chỉ trích Lindsay Horan là 'thiếu tôn trọng'
Lại là cuộc đối đầu nhiều điểm nóng giữa Anh và Mỹ. Lại là quả phạt đền và người Anh lại là những người thất bại. Đó là trận bán kết World Cup 2019 nổi tiếng với màn ăn mừng thưởng trà chiều của Alex Morgan. Nhưng ở một khía cạnh khác, khi đội bóng xứ sở sương mù được hưởng quả phạt đền và có cơ hội gỡ hòa cho Anh.
Tuy nhiên, ở khoảng cách 11 mét, đội trưởng Steph Houghton lại bỏ lỡ và cay đắng cùng các đồng đội rời khỏi cuộc chơi. Vấn đề xuất hiện khi Steph Houghton đang trả lời phỏng vấn cuối trận thì ở phía sau cô, Lindsey Horan của Mỹ ăn mừng chiến thắng như thể khiêu khích đối thủ và Houghton lập tức cắt ngang cuộc phỏng vấn để chỉ trích tiền đạo cua Mỹ thiếu tôn trọng. Cô nói: "không cần phải lố bịch như vậy. Thật là thiếu tôn trọng".
Sau đó, tiền vệ Mỹ đã xin lỗi và nói: "Tôi không có ý định làm điều đó trước mặt đội trưởng đội tuyển Anh, tôi không biết cô ấy ở đó. Tôi xin lỗi vì điều đó, nhưng đôi khi bạn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình".
VAR hạ gục Nigeria
Việc sử dụng VAR vẫn chưa phải là thông lệ trong các trận đấu dành cho nữ. Tuy nhiên, một lời kêu gọi được đưa ra ở World Cup 2019 khiến người ta đặt câu hỏi liệu nó có cản trở hơn là hữu ích không.
Trong trận đấu vòng bảng với Nigeria, Pháp được hưởng một quả phạt đền muộn. Sau khi sút trúng cột dọc, Wendie Renard được hưởng quyền thực hiện lại sau khi trọng tài Melissa Borjas tham khảo VAR và rút thẻ vàng đối với Chiamaka Nnadozie. Phán quyết cho rằng thủ môn người Nigeria đã đi quá vạch vôi và do đó đã cản trở quả phạt đền.
Renard ghi bàn trong lần sút thứ hai và Nigeria may mắn giành quyền vào vòng sau với tư cách đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất.
Thiên Ý (tổng hợp)
Tags