- Đậu phộng là thủ phạm tiếp tay cho ung thư? Bác sĩ cảnh báo 5 kiểu người sau thèm đến mấy cũng không ăn
- Vì sao ngày càng nhiều đàn ông Châu Á thích lấy vợ Châu Phi? - Nghe lý do ai cũng tủm tỉm cười, điều thứ 3 bất ngờ nhất
- Từ vụ nữ Youtuber dạy cách "moi" tiền đàn ông trên Tinder, gian lận CV xin việc, chuyên gia Tâm lý khuyên: Năng nhặt chặt bị, đi đường tắt ắt gây hậu quả
Người xưa vẫn thường nói người tốt thường chẳng khéo miệng, người xấu thì toàn lời hay, ý đẹp, thích hỏi dò cuộc sống người khác.
Trao đổi thông tin là hành động tương tác không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là các cuộc giao tiếp giữa những người bạn bình thường, giữa đồng nghiệp hay thậm chí là với người lạ về công việc, câu chuyện giải trí, chuyện phiếm gia đình,…
Tuy nhiên, các câu chuyện được bàn tới không nên liên quan quá nhiều tới vấn đề nhạy cảm cá nhân. Mỗi chúng ta nên hiểu rằng có những điều có thể hỏi và những điều không nên hỏi.
Đa phần những người thích hỏi các vấn đề nhạy cảm thường không có ý tốt, họ đang muốn khai thác thông tin từ bạn hoặc có âm mưu nào đó. Những người có tâm xấu luôn tò mò, ganh đua và đố kỵ với mọi người. Họ thích nói chuyện, hỏi vấn đề xoay quanh chủ đề cá nhân để thoải mãn sở thích hay lợi ích cho bản thân.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp họ hỏi dò thông tin vì mục đích xấu, phi đạo đức. Họ có thể sẽ sử dụng thông tin của bạn nhằm đạt mục đích không chính đáng.
Do đó, bạn nên cảnh giác hơn trong mọi việc, không dễ dàng tiết lộ thông tin hay bất kỳ những vấn đề quan trọng, nhạy cảm trong các cuộc giao tiếp.
3 điều mà kẻ "khẩu phật tâm xà" rất tò mò
1. Hỏi về thông tin cá nhân
Những người thích hỏi về đời tư cá nhân của người khác. Chẳng hạn như ngày sinh nhật, tình trạng hôn nhân, địa chỉ, chuyện gia đình,…
Họ đều là những người hay buôn chuyện, thích dò hỏi mối quan hệ của người khác.
Các thông tin này có vẻ như vô hại, nhưng nếu gặp người có ý đồ xấu, có thể họ sử dụng để dễ dàng đánh cắp danh tính, lừa đảo hay tống tiền.
Vì vậy, bạn nên cẩn trọng khi chia sẻ về các vấn đề riêng tư và không nên tự ý tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài, đặc biệt là trên Internet, mạng xã hội.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình, các giao dịch và sao kê thẻ tín dụng,… để đảm bảo an toàn tài chính cá nhân.
2. Hỏi về tình hình tài chính, thu nhập
Người có tâm địa không tốt thường quan tâm đến tình hình tài chính của người khác. Họ hay hỏi những vấn đề về thu nhập cá nhân, tài sản tích lũy hay các khoản nợ.
Ở nơi làm việc, hỏi về thu nhập được xem là điều tối kỵ. Thậm chí là ở nhiều công ty còn đặt ra quy định rõ ràng không cho phép nhân viên trao đổi về mức lương lưởng. Tuy nhiên vẫn luôn có những người nhiều chuyện quan tâm đến vấn đề này.
Đơn giản có thể chỉ là do họ ghét bạn, muốn biết tình tình tài chính, thu nhập của bạn. Và nếu thu nhập đó không bằng mình, họ sẽ có cảm giác nổi trội, bắt đầu khoe khoang với bạn để thỏa mãn tâm lý hư vinh của mình.
Nhưng cũng có những người xấu sử dụng thông tin này để lừa đảo, tống tiền hay thực hiện các hành vi phạm tội khác. Vì vậy, bạn không nên tiết lộ những thông tin về thu nhập, tài sản hay các khoản nợ lên bất kỳ trang mạng xã hội nào.
Đồng thời, hãy tự tạo cho mình thói quen giữ lại các sao kê khi giao dịch ngân hàng hay đi mua sắm, giữ kín tờ khai thuế cá nhân,… để tránh lộ thông tin.
3. Hỏi về kế hoạch và những dự định sắp tới
Những người có ý định xấu cũng thường quan tâm đến kế hoạch và các dự định sắp tới của bạn như kế hoạch làm việc, định hướng kinh doanh hay dự định đầu tư.
Bởi thông qua các thông tin đó, họ có thể ăn cắp ý tưởng hoặc tiến hành hoạt động cạnh tranh. Vì vậy khi tiếp xúc với những người có mục đích và tham vọng như thế, bạn phải hết sức cẩn thận và tự bảo vệ chính mình.
Bởi những người này không có thiện ý với bạn. Ngược lại, họ đang muốn lợi dụng bạn. Hơn nữa, bạn cũng nên có phương án bảo vệ các kế hoạch và tài liệu quan trọng để tránh rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Các cách để đối phó với những người tâm địa xấu
Với những người có ý định xấu, bạn nên cảnh giác và có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
1. Bảo mật thông tin cá nhân
Bạn nên chắn chắn rằng những thông tin như quyền riêng tư cá nhân, tình hình tài chính, kinh tế và các định hướng, chiến lược đều được giữ bí mật an toàn một cách tốt nhất. Có thể sử dụng các loại mật khẩu mạnh, các cách mã hóa thông tin để bảo vệ an toàn cho mình.
2. Hạn chế tiếp xúc với người xấu nếu không cần thiết
Bạn nên tránh giao tiếp với những người có lòng dạ xấu khi không cần thiết. Và nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn hãy bình tĩnh, giữ khoảng cách khi nói chuyện và không tiết lộ quá nhiều thông tin về bản thân.
3. Yêu cầu giúp đỡ
Nếu bạn đang trở thành mục tiêu của kẻ xấu thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia và mọi người xung quanh như đồng nghiệp, bạn bè, gia đình,… Đồng thời bạn cũng nên thực hiện các bước bảo vệ để tránh bị hại.
4. Hãy luôn cảnh giác
Để không bị kẻ gian xâm phạm và sử dụng quyền riêng tư, bạn nên thận trọng và cảnh giác trong mọi vấn đề. Ngoài ra, hãy học cách nhìn nhận một người để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng xấu.
Tags