- Chuyện ông giám đốc cùng anh nhân viên đi mua nhà: Còn chần chừ không dám mạo hiểm chẳng khác gì dâng cơ hội làm giàu cho người khác
- Sau hơn một thập kỷ sống cùng giới thượng lưu, nhân viên trẻ 'sáng mắt ra' bởi cách nhóm 1% tạo ra sự giàu có của mình
- Tầm này đi ăn lẩu "giải ngấy" là chuẩn: nhớ kỹ 3 mẹo nhỏ để tránh nạp calo dư thừa
Trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể, mỗi loại lại thực hiện một nhiệm vụ khác nhau. Chỉ khi tất cả các cơ quan này khỏe mạnh thì mới duy trì được hoạt động bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố như tuổi tác ngày càng cao và chế độ ăn uống không lành mạnh, một số cơ quan sẽ không tránh khỏi những rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như dạ dày.
Dạ dày đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chuyển hóa các chất thành năng lượng đi nuôi tế bào, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Cũng vì thực hiện nhiệm vụ quan trọng nên dạ dày rất dễ nhiễm bệnh, khiến bệnh nhân phải đối mặt với hàng loại triệu chứng khó chịu như trướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày… thậm chí hình thành ung thư dạ dày.
Bác sĩ Gu Yong (Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc) cho hay, nuôi dưỡng dạ dày là chìa khóa để duy trì cuộc sống lâu dài. Do đó bác sĩ khuyên nên tăng cường các món ăn sau đây vì chúng là "thuốc bổ dạ dày" tự nhiên.
Những thực phẩm này là "thuốc bổ dạ dày tự nhiên"
1. Quả dứa
Theo tài liệu của Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc, mỗi nội tạng trong cơ thể đều có những "khẩu vị riêng". Thực phẩm tốt cho ngũ tạng đã được phân theo màu sắc, thuận theo âm dương ngũ hành. Lá lách, dạ dày thích vị ngọt, có màu vàng. Món ăn màu vàng mà dạ dày "thích" là dứa. Dứa có chứa một lượng lớn chất protease, có hiệu quả tốt trong việc phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn.
2. Khoai mỡ
Khoai mỡ cũng là một trong những nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng phong phú, không chỉ có tác dụng bổ tỳ ích khí, đối với người tỳ vị hư nhược, ăn một chút khoai mỡ có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, giúp tiêu hóa nhanh hơn, giảm gánh nặng dạ dày.
3. Bí ngô
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bí ngô tính ấm, vị ngọt, vào kinh tỳ vị, có tác dụng dưỡng vị rất tốt, đặc biệt là vào mùa hè.
Nếu ăn nhiều bí ngô, bạn có thể ngăn ngừa chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, nghiên cứu cho thấy trong bí ngô có chứa thành phần pectin phong phú, sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp bài tiết vi khuẩn và các chất có hại trong dạ dày, có tác dụng hồi phục niêm mạc dạ dày, bồi bổ dạ dày.
4. Khoai lang
Khoai lang là một loại ngũ cốc thô, giàu chất xơ, ăn thường xuyên có thể giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bổ thận ích khí. Khoai lang dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày.
5. Các loại thực phẩm mềm
Ăn nhiều thức ăn mềm rất tốt cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa của dạ dày, tránh kích thích niêm mạc dạ dày, nhất là đối với những người dạ dày kém, chức năng dạ dày yếu, thường xuyên ăn thức ăn cứng và cứng sẽ làm dạ dày bị quá tải. Việc ăn một số thức ăn mềm như sữa, sữa đậu nành, cháo… cũng có tác dụng bồi bổ đường ruột và dạ dày.
6. Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét. Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nhìn chung, sức khỏe của dạ dày có quan hệ mật thiết với tuổi thọ của con người, vì vậy muốn khỏe mạnh thì phải đưa việc nuôi dưỡng dạ dày lên hàng đầu. Một trong những cách nuôi dưỡng dạ dày chính là ăn uống. Bác sĩ Gu Yong khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm bên trên vào mâm cơm hàng ngày để có một sức khỏe tốt nhất.
Theo Aboluowang, Sina
Tags