NSNA Trần Phong ra mắt sách ảnh 'Tượng gỗ Tây Nguyên'

Thứ Ba, 24/03/2020 09:30 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Phong vừa cho ra mắt sách ảnh Tượng gỗ Tây Nguyên (NXB Thế giới) dày 256 trang, trình bày song ngữ Việt - Anh nhằm ghi giữ những vẻ đẹp sâu thẳm, rực rỡ trong dòng chảy văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Ra mắt sách ảnh '90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020)'

Ra mắt sách ảnh '90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020)'

Sách ảnh “90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020)” do Nhà xuất bản Thông tấn thuộc Thông tấn xã Việt Nam biên soạn, xuất bản và ấn hành đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020) và mừng Xuân Canh Tý 2020.

Trong cuốn sách, ngoài lời giới thiệu của PGS-TS Ngô Văn Doanh còn có thêm lời giới thiệu viết năm 1993 của cố GS Từ Chi - những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa Tây Nguyên.

NSNA Trần Phong cho biết, cuốn sách là kết quả quá trình sưu tầm lâu dài cách đây hơn 3 thập kỷ nhằm giới thiệu những hình ảnh chân thực về tượng nhà mồ, chủ yếu của 2 dân tộc Jrai, Bahnar của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phần lớn những bức ảnh trong cuốn sách đã thực hiện từ những năm 1986, 1988 và nhiều năm sau đó.

Từ gần 1.000 bức ảnh đã chụp về tượng gỗ, nhà mồ, lễ hội bỏ mả, đời sống sinh hoạt liên quan đến hiện tượng văn hóa này, nghệ sĩ Trần Phong chỉ chọn lọc trên 300 bức ảnh để xuất bản nhằm lưu giữ và phổ biến giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian này. Trước đó, nghệ sĩ Trần Phong từng xuất bản 2 cuốn sách: Điêu khắc gỗ dân gian Jrai, Bahnar (năm 1995) và Lễ hội Tây Nguyên (năm 2008).

Chú thích ảnh
Bìa cuốn sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên” của Trần Phong

Như chia sẻ, cuốn sách ảnh Tượng gỗ Tây Nguyên là “chút gì còn lại” của một lão nghệ sĩ dành tặng cho những người yêu mến, trân trọng vẻ đẹp văn hóa của vùng đất này. Tác giả cũng cho biết lý do thôi thúc ông ra mắt tập sách ảnh chính là mong muốn góp phần bảo tồn và giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của Gia Lai nói riêng. Do vậy, dưới mỗi hình ảnh, tác giả đều cẩn thận ghi rõ tên làng, xã, năm chụp. Điều này có thể giúp ích cho những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu thêm về văn hóa dân gian.

Chụp ảnh từ những năm 1980, hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật nhiếp ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong đã đoạt 726 giải thưởng nhiếp ảnh trong và ngoài nước, trong đó có 82 huy chương vàng, cúp vàng, giải nhất, giải thưởng lớn. Hiện ông vẫn tham gia BTC và là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh phong tặng tước hiệu nhiếp ảnh EVAPA/ Gold (NSNA đặc biệt xuất sắc)- danh hiệu nhiếp ảnh cao nhất hiện nay phong tặng cho nghệ sĩ có bề dày cống hiến và đẳng cấp nghệ thuật.

Hoài Thương

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›