- Tình trạng báo động ở Trung Quốc: Lãng phí 18 triệu tấn thực phẩm, tương đương lượng thức ăn nuôi sống 50 triệu người/năm
- Tỷ phú trẻ từng cho Jack Ma ‘hít khói’ và trở thành người giàu thứ hai ở Trung Quốc: ‘Không nhờ quý nhân giúp, mà chính bạn tạo ra quý nhân!’
- 4 món cực phẩm trên bàn tiệc của người Việt Nam, nhưng người Trung Quốc lại e dè không dám ăn, có đáng sợ như lời đồn?
Ở Trung Quốc từng có một bức ảnh nổi tiếng khắp trang mạng xã hội: Một nữ cảnh sát với vạt áo mở rộng, đang cho em bé bú trong cảnh tượng hoang tàn.
Trong bức ảnh, người phụ nữ tươi cười dịu dàng, không hề để ý ánh mắt của những người xung quanh. Cô ấy tên là Tưởng Hiểu Quyên, là một cảnh sát nhân dân.
Thật ra, bức ảnh này được chụp tại khu vực tị nạn sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, Tưởng Hiểu Quyên dỗ dành những đứa con khát sữa của các nạn nhân trong trận động đất.
Để cứu trợ thiên tai, nữ cảnh sát đã "bỏ rơi" đứa con 6 tháng tuổi chưa cai sữa ở nhà và không màng hiểm nguy dấn thân vào khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
15 năm thoáng qua, "Bà mẹ cảnh sát" giờ đây thế nào?
"Thêm một người, thêm một phần hy vọng"
Ngày 12/5/2008, tại Cục Cảnh sát thành phố Giang Dầu, mọi thứ đã diễn ra bình thường thì đột nhiên bàn ghế lắc lư, đèn trên mái nhà rơi xuống đất.
"Chạy nhanh, là động đất!". Trong vòng chưa đầy một phút, cảnh sát dân sự được đào tạo đã đến nơi an toàn. Tưởng Hiểu Quyên chạy xuống bãi đất trống dưới lầu, vừa mới thở phào nhẹ nhõm liền nhớ đến con nhỏ Đậu Đậu đang ở nhà.
Đậu Đậu là con trai hơn 6 tháng tuổi của cô, nghĩ đến đứa bé, Tưởng Hiểu Quyên vội vàng gọi điện thoại về nhà nhưng không liên lạc được. Trong lòng Tưởng Hiểu Quyên lo lắng không thôi, nhưng lực bất tòng tâm.
Đối mặt với trận động đất bất ngờ, Cục Cảnh sát thành phố Giang Dầu lập tức thành lập đội cứu trợ thiên tai, điều động tất cả cảnh sát dân sự, không được phép vắng dưới bất kỳ hình thức nào. Đương nhiên cũng bao gồm Tưởng Hiểu Quyên vừa mới nghỉ thai sản xong.
Tưởng Hiểu Quyên vừa thực hiện nhiệm vụ vừa gọi điện thoại về nhà, không biết đã qua bao lâu, cuối cùng cũng có người bắt máy.
“Mẹ, hai người ở đâu? Bây giờ nó có an toàn không? Còn Đậu Đậu thì sao?”.
Bố mẹ chồng ở đầu dây bên kia ôm đứa bé nói: "Hiểu Quyên, con không cần lo lắng, chúng ta đã mang Đậu Đậu đến nơi an toàn".
Một câu ngắn ngủi khiến Tưởng Hiểu Quyên thở phào nhẹ nhõm.
Nhà của cô cách xa tâm chấn của trận động đất, không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Hôm đó, cô bảo bố mẹ chồng đưa con trai về quê, dặn dò gia đình đừng quên nấu một ít cháo nếp mềm cho Đậu Đậu.
Con trai mới sáu tháng tuổi chưa cai sữa đã phải rời xa vòng tay của mẹ. Nghĩ tới đây, Tưởng Hiểu Quyên không cầm được nước mắt.
Trên thực tế, lãnh đạo cho phép cô ở lại thành phố vì con còn nhỏ. Nhưng nghĩ đến đôi mắt tuyệt vọng của người dân gặp nạn, cô không đặt mình ra ngoài cuộc.
"Thêm một người, thêm một phần hy vọng". Tưởng Hiểu Quyên dứt khoát gia nhập đội ngũ tuyến đầu cứu trợ động đất.
"Bà mẹ cảnh sát"
Tình hình ở khu vực thiên tai nghiêm trọng hơn tưởng tượng của Tưởng Hiểu Quyên. Tắc nghẽn đường bộ, thiếu vật tư… dư chấn khiến nơi đây biến thành đống hoang tàn u ám.
Nhiệm vụ công tác của Tưởng Hiểu Quyên là giúp đỡ các nạn nhân dựng lều, vận chuyển vật tư.
Trong lúc bận rộn, cô đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của em bé. Tưởng Hiểu Quyên mới làm mẹ nên cực kỳ mẫn cảm với thanh âm của trẻ con, theo bản năng quay đầu nhìn lại. Cô nhìn thấy một người phụ nữ ôm con đang đứng ngồi không yên.
Tưởng Hiểu Quyên lập tức đi tới hỏi thăm tình hình. Bé gái tên Dao Dao, mẹ của bé bị thương do mảnh vỡ rơi trên trần nhà trong trận động đất và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Mẹ không có ở bên cạnh, Dao Dao đói đến khóc to. Người phụ nữ là cô của Dao Dao, nhất thời không biết nên làm gì để giải quyết cơn đói cho cháu.
Tưởng Hiểu Quyên hiểu được tình hình, cô lập tức mở miệng: "Tôi đang cho con bú, để tôi cho bé bú". Nói xong một tay cởi nút áo, đút sữa cho Dao Dao.
Dao Dao đói cả một ngày trời, ngửi thấy mùi sữa liền nín khóc, ngoan ngoãn nằm im trong vòng tay của Tưởng Hiểu Quyên.
Tưởng Hiểu Quyên vừa cho con bú, vừa cười nói với mọi người: "Tôi cũng mới sinh con, mọi người nhìn thấy em bé nào đói sữa thì bảo tôi".
Mọi người nhìn thấy nữ cảnh sát cho Dao Dao bú sữa, ai cũng ngậm ngùi xúc động.
9 em bé được Tưởng Hiểu Quyên cho bú, đứa lớn nhất được 6 tháng tuổi, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi. Ngực đau nhức, nhưng Tưởng Hiểu Quyên không than vãn, chỉ yên lặng và kiên trì.
Cảnh tượng này được phóng viên chụp lại, nghĩa cử của cô cũng được công chúng biết đến, gọi cô là "Bà mẹ cảnh sát".
"Là một người mẹ, tôi đã làm những gì mà các bà mẹ trên thế gian này đều làm"
Khi Tưởng Hiểu Quyên biết mình trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, cô đã rất ngạc nhiên. Theo nữ cảnh sát, cô chỉ nghĩ rằng bản thân là đúng nhiệm vụ phải làm mà thôi.
Rất nhiều phóng viên truyền thông muốn phỏng vấn Tưởng Hiểu Quyên, nhưng đều bị cô từ chối: “Tôi luôn cảm thấy rằng những gì tôi làm chỉ là chuyện tầm thường. Đồng đội của tôi, họ đã góp sức nhiều hơn”.
Cứu trợ động đất kết thúc, Tưởng Hiểu Quyên giành được giải thưởng đặc biệt dành cho phụ nữ Trung Quốc có lòng ái tâm nhất năm 2008. Bên cạnh đó, cơ quan cảnh sát cũng khen thưởng và đề bạt cô lên chức cao hơn.
Sau đó trong thời gian ngắn ngủi vài năm, Tưởng Hiểu Quyên liên tục thăng bốn cấp, trở thành chủ nhiệm chính trị thành phố Giang Dầu.
Từ một cảnh sát tuần tra bình thường đến chủ nhiệm phòng chính trị thành phố Giang Dầu, tốc độ thăng quan tiến chức này, ngay cả Tưởng Hiểu Quyên cũng không ngờ tới.
Tuy nhiên dư luận là con dao hai lưỡi. Nhiều người cảm thấy, hành động cho trẻ con bú của Tưởng Hiểu Quyên đáng khen ngợi, nhưng cũng không phải chuyện quá to tát, không xứng với đãi ngộ như vậy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Tưởng Hiểu Quyên đã phải nỗ lực như thế nào.
Áp lực từ nhiều phía, thế nhưng cuối cùng nữ cảnh sát đã hiểu được, cách tốt nhất để xua tan tin đồn không phải là giải thích, mà là cố gắng làm tốt nhất công việc của mình, để mọi người tin tưởng cô.
Năm 2020, Tưởng Hiểu Quyên đã đóng góp công sức không nhỏ trong công tác phòng chống dịch bệnh. Cùng năm đó, cô tham gia vào rất nhiều vụ án lẫn cứu trợ lớn.
Hiện tại, Tưởng Hiểu Quyên đã có thể thản nhiên đối phó với các đánh giá tiêu cực trên mạng: "Con người sống sẽ gặp trắc trở, công việc nào cũng có khó khăn, đều có áp lực, mấu chốt là làm sao đối mặt, tôi sẽ cố gắng hết sức để làm tốt công việc của mình!".
15 năm đã trôi qua kể từ trận động đất Tứ Xuyên gây ám ảnh một thời.
Những đứa trẻ đã bú sữa của “Bà mẹ cảnh sát” nay đều lớn lên thành thiếu niên. Mấy năm nay, Tưởng Hiểu Quyên vẫn duy trì liên lạc với họ. Vào những ngày lễ Tết, bất cứ khi nào có thời gian, cô đều đến thăm họ, đôi khi gửi một số dụng cụ học tập và đồ dùng sinh hoạt.
Khi được hỏi lại sự kiện năm xưa, nữ cảnh sát Tưởng Hiểu Quyên mỉm cười nói:
“Là một cảnh sát, tôi đã làm những gì nên làm. Là một người phụ nữ, tôi đã làm những gì có thể làm. Là một người mẹ, tôi đã làm những gì mà các bà mẹ trên thế gian này đều làm”.
Nguồn: Zhihu
Tags