- Bán hết nhà cửa, cặp vợ chồng mua motorhome 37m2 rồi cải tạo thành ngôi nhà mơ ước: Chỉ mất 13.500 USD để tu sửa nhưng giúp tiết kiệm 2.000 USD/tháng
- Mẹ đơn thân cải tạo căn nhà 4 tầng, rộng 270m2 với chi phí 2 tỷ: Thành quả mỹ mãn, đẹp đến từng góc nhỏ
- Vượt qua biến cố, mẹ đơn thân mua nhà 4 tầng, chi 2 tỷ cải tạo lại: Nỗ lực hết mình vì các con, mong nhà mới là nơi chữa lành tất cả
Mọi chi tiết nhỏ trong nhà đều được chị Phương Anh thiết kế, lựa chọn kỹ lưỡng. Chị dành 6 tháng để lên ý tưởng thiết kế và cải tạo nhà trong thời gian 3 tháng với chi phí 1,5 tỷ đồng.
“Chiếc view của căn hộ làm mình mê mẩn bởi bước chân vào nhà mình sẽ thấy trọn vẹn sông Hồng tới sông Đuống vô cùng đã tầm mắt. Với 1 chiếc view “chill” như vậy thì việc mình cần phải làm là tôn vinh, làm đẹp không gian sống với chiếc view như vậy nhưng không làm mất đi công năng sử dụng phù hợp với gia đình”, chị Đặng Phương Anh, 40 tuổi, hiện đang là họa sĩ vẽ chân dung, nhà thiết kế thời trang, stylist, nhà thiết kế nội thất chia sẻ về lý do mua và thiết kế lại nhà của mình.
Ấn tượng đầu tiên của chị Phương Anh về căn hộ của mình là từ đây có thể ngắm trọn được sông Hồng và sông Đuống. Căn hộ này rộng 120m2, tuy nhiên, trước kia chủ đầu tư chia phòng chưa hợp hợp lý, bếp ngay ở cửa, rất nhiều góc méo khó kê đồ nên chị đã quyết định mua và cải tạo lại.
Chị Phương Anh đã dành ra khoảng 6 tháng để nghiên cứu và tự tay thiết kế lại căn nhà sao cho hài hòa nhất giữa tiêu chí bền đẹp, không gian mở thoáng, tinh thần thư giãn nhưng phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng và kinh phí của gia đình.
Căn hộ được chị Phương Anh thiết kế lại mang phong cách wabi sabi. Đây là phong cách thiết kế tối giản, mộc mạc, hướng con người đến việc chấp nhận thực tại và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo.
Chia sẻ về phong cách này, chị Phương Anh nói: “Wabi sabi là sự tinh tế cô đọng nhất, thêm 1 chút là thừa, bớt đi 1 chút là thiếu.1 sự bất đối xứng hoàn hảo, chỉ thay 1 góc nghiêng cũng có thể phá tan mất bố cục. Bởi vậy để làm ra được thứ có thể gọi tên hoặc toát lên vẻ wabisabi thì phải yêu và thật sự mang triết lý của nó trong tâm tưởng và đời sống thật của mình. Sự tinh tế và hoàn mỹ của wabi sabi chưa bao giờ thuộc về số đông càng không bao giờ thích hợp với người ưa sự hào nhoáng bóng bẩy”.
Theo chị Phương Anh, điều đặc biệt thú vị là khi sắp xếp 1 không gian wabi sabi, người ta sẽ thấy 1 sự có vẻ như là ngẫu hứng, ngẫu nhiên nhưng thực tế lại đầy ẩn ý và tính toán thận trọng từng milimet của người nghệ sĩ. Sự tinh giản trong phong cách này khiến mọi đồ vật trong không gian cần được tìm kiếm và sưu tầm, làm thủ công, đòi hỏi sự kỹ lưỡng và khắt khe theo 1 tổng thể thống nhất từ màu sắc, sắc độ đến bề mặt chất liệu.
Chị Phương Anh mong muốn thiết kế một không gian sống mà mọi thành viên đều muốn quay trở về sau một ngày làm việc, học tập miệt mài. Bởi thế chị rất chú trọng từng chi tiết trong không gian sống, mọi góc nhỏ trong nhà đều được chị tỉ mỉ cân nhắc kỹ lưỡng “đo ni đóng giày”.
Với màu sơn, chị tìm màu gốc của sơn kim loại để sơn lại cửa cũ của chủ đầu tư cũng như phần nhôm kính của các phòng ngủ nhỏ. Sơn tường chị dùng sơn hiệu ứng nhưng luôn đứng cùng thợ sơn để ra được hiệu ứng mộc mạc tự nhiên nhất chứ không phải là chỉ giả cổ với các mảng sơn đều nhau. Ngoài ra các chi tiết khác như rèm cửa, thanh rèm, sofa, ghế ăn, bàn đảo, các loại tủ … cũng được chị tự tay mình thiết kế lại. Bên cạnh đó, bàn ăn, lavabo và bồn tắm đều được đúc bê tông theo kích thước riêng phù hợp với diện tích sử dụng.
Là một người cầu toàn nên chị Phương Anh muốn mọi góc nhà đều đẹp, kỹ lưỡng, mọi góc méo đều được sử dụng hợp lý và có công năng, không hề có góc chết. Ở cửa phòng khách vừa bước chân vào nhà, chị đã xây 1 chậu cây lựa theo góc méo vừa mang tính decor lại tạo ra không gian xanh mát và phong thủy cho căn nhà. Các góc méo trong phòng ngủ được chị biến thành tủ, kho đựng đồ.
Ở không gian phòng khách, chị lựa chọn chiếc sofa tròn hướng ra sông cũng là 1 điểm thú vị của căn hộ. Chị có thể đặt khối tròn ở giữa để biến thành 1 chiếc giường lớn, nằm thư giãn, hoặc ngồi theo kiểu bệt. Khi đông khách cũng có thể nhấc khối tròn ra đặt bàn vào, ngồi được rất đông người quây quần dễ dàng nói chuyện với nhau.
Chị ưu tiên phòng khách rộng nên phòng ngủ để vừa đủ. Với 2 phòng ngủ nhỏ không có cửa sổ, chị đã làm hệ thống hút khí tươi và quây hoàn toàn bằng kính để đảm bảo các phòng ngủ đều có ánh sáng tự nhiên, lưu thông không khí và vẫn ngắm được không gian bên ngoài.
Vì cả gia chủ và chồng đều là người rất đam mê nấu ăn nên không gian được chị chú trọng nhất là phòng bếp. Với 1 chiếc bếp đảo hình tròn, chị vừa có thể nấu ăn vừa có thể ngắm sông Hồng, sông Đuống và quan sát bao quát toàn bộ ngôi nhà.
Sau khi căn hộ được cải tạo và thiết kế lại, cả chị Phương Anh và gia đình đều cảm thấy hài lòng. Tổng thời gian cải tạo là 3 tháng, chi phí tất cả khoảng 1,5 tỷ đồng. Không gian mới mang lại cho chị và gia đình cảm giác rất thư giãn và dễ chịu.
Tags