- Khi muốn từ chối tụ tập, người thường nói “tôi có việc phải làm”, người EQ cao chỉ cần một câu cũng thấy khéo léo
- Tóc Tiên: Sự thay đổi kỳ lạ về giọng hát khiến ai cũng ngỡ ngàng để vươn lên một trong những ngôi sao giải trí hàng đầu
- Nữ CEO dùng hũ kem 42 triệu đáp trả bình luận: 'Review cái gì cũng khen, chắc bà này ăn tiền quảng cáo'
- Xuất hiện mỹ nhân 9X đóng vai mẹ kế xinh đẹp gây xôn xao phim Việt
Bộ phim từng khiến khán giả ám ảnh, xót thương khi chứng kiến những bi kịch mà cô nữ sinh này phải gánh chịu do bạo lực học đường.
"Tôi không là thủ phạm giết người nhưng hôm nay tôi chết, các bạn mới là thủ phạm đã giết tôi". Đó là câu nói cuối cùng của nữ sinh tên Dịch Dao, trước khi trầm mình xuống hồ nước lạnh giá trước mặt toàn thể bạn học và thầy cô. Cho đến nay, chưa có bộ phim nào khắc họa vấn nạn bạo lực học đường, cũng như một nhân vật nạn nhân nào ám ảnh, u tối và bế tắc như Bi thương ngược dòng thành sông. Một cuộc đời không may không thể cứu vãn.
Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả - đạo diễn Quách Kính Minh, Bi thương ngược dòng thành sông có 2 phiên bản truyền hình và điện ảnh. Song, bản chiếu rạp năm 2018 với diễn xuất chính của sao nữ Nhậm Mẫn để lại cho khán giả nhiều cảm xúc hơn. Trong phim, Nhậm Mẫn thủ vai Dịch Dao, một nữ sinh có hoàn cảnh ngặt nghèo: bố mất sớm, mẹ làm nghề mát-xa không chân chính, gia đình lại thiếu thốn đủ đường.
Dịch Dao không có tình yêu thương của cha mẹ, sống cô độc và gặp nhiều khó khăn khi đi học. Lên cấp 3, cô thường xuyên bị bạn bè trong lớp chê cười, cô lập vì tính tình, sắc mặt không thiện cảm.
Tuy nhiên, bên cạnh cô cũng có những người yêu thương, quan tâm cô, nhưng chính họ cũng dẫn đến cho cô nhiều niềm đau. Đầu tiên là Tề Minh (Triệu Anh Bác), cậu bạn thanh mai trúc mã luôn quan tâm Dịch Dao. Tuy nhiên, Tề Minh có lẽ chỉ đối xử tốt với Dịch Dao vì cảm giác thân thuộc, chứ không phải vì tình cảm nào sâu xa. Bằng chứng là về sau khi Dịch Dao bị bắt nạt, Tề Minh lại đứng ngoài và im lặng.
Mặt khác, Dịch Dao lại nhận được sự ấm áp, ôn nhu của Cố Sâm Tây - một đàn anh ban đầu không quen biết. Những lúc Tề Minh đứng ngoài thờ ơ, Sâm Tây đã bước vào và che chở Dịch Dao. Thế nhưng bao nhiêu đó cũng không đủ để lấn át phần u tối, uất ức mà Dịch Dao phải nếm trải. Khi ấy phải nhắc đến "phản diện" của Bi thương ngược dòng thành sông - nữ sinh Đường Tiểu Mễ (Chu Đan Ni). Tiểu Mễ vì thích Tề Minh mà làm ra nhiều chuyện khó tha thứ với Dịch Dao, trở thành kẻ bắt nạt khiến người xem ghét bỏ.
Vì Tiểu Mễ, Dịch Dao hứng chịu nhiều thứ tại trường học. Dịch Dao mắc bệnh phụ khoa khó nói, sau đó bị Tiểu Mễ lan truyền khắp trường. Cộng thêm việc có mẹ làm nghề không đoan chính, Dịch Dao trở thành đối tượng bị phỉ nhổ, xa lánh. Cô nữ sinh đáng thương bị dội nước lên đầu, bị trộm tiền, ném thức ăn vào người, và hàng tá những lời lẽ cay đắng khác.
Thế nhưng điều đáng sợ nhất là khi Dịch Dao bị vu oan giết người, mà người đứng đằng sau không ai khác lại tiếp tục là Tiểu Mễ. Chỉ vì sự hiểu lầm, cô nàng Cố Sâm Tương (Chương Nhược Nam) - chị gái song sinh của Sâm Tây bị liên lụy và qua đời. Lúc này, tin đồn Dịch Dao hại hết Sâm Tương bị dấy lên trong trường, khiến nữ chính bị tẩy chay và bắt nạt nhiều hơn nữa. Sau thời gian dài chịu đựng, Dịch Dao đã lựa chọn kết liễu cuộc đời trong sự xót xa của người xem.
Bi thương ngược dòng thành sông là thước phim răn đe tàn nhẫn, đau thương mà ekip dành cho khán giả. Sự ích kỉ, lời lẽ cay độc... nhiều lúc sẽ khiến cuộc đời một con người lâm vào cảnh bế tắc tột cùng, dẫn đến những quyết định không thể quay đầu. Thời điểm gieo mình xuống làn nước, bản thân Dịch Dao cho đó là sự giải thoát, song nhìn nhận khách quan, cô nữ sinh trẻ này xứng đáng có một tương lai sáng ngời, đầy hoài bão như các bạn đồng trang lứa khác.
Nguồn: Sina
Tags