- 5 năm tiết kiệm 1 tỷ đồng, người phụ nữ hé lộ bí quyết ‘4 không’: Cắt trà sữa, tự làm tóc tại nhà và nói không với ăn ngoài
- 'Người thầy' đặc biệt của Messi: Từng là 'độc cô cầu bại' không có đối thủ, kiếm tiền như máy, lắm tài nhưng cũng nhiều tật nên sự nghiệp lao dốc không phanh khi tuổi còn rất trẻ
- Ngôi nhà "cứng đầu" ở Anh 40 năm nằm lọt thỏm giữa bùng binh vì gia chủ không chịu nhận đền bù
- Ngôi trường quốc tế đào tạo công dân toàn cầu ngay tại Việt Nam: Giáo dục theo hướng không bài tập về nhà, con gái 'MC quốc dân' cũng học tại đây
Sau khi mẹ già gần 80 tuổi nằm liệt giường vì bị ngã, 3 người con trai không ai chịu phụng dưỡng khiến bà phải nhờ tòa án can thiệp.
Khi mẹ già phải "xin" con chăm sóc
Một tòa án ở huyện Đào Nguyên, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa qua ra quyết định yêu cầu 3 anh em trong một gia đình phải thay phiên nhau chăm sóc người mẹ gần 80 tuổi sau khi bà đâm đơn kiện các con.
Theo đó, cụ bà (giấu tên) vốn sống một mình và bị ngã hồi tháng 6, khiến bà nằm liệt giường kể từ đó. Ban đầu, bà cố gắng lên kế hoạch và bàn bạc với các con trai để họ chăm sóc mình nhưng đôi bên vẫn không có sự đồng thuận.
Do đó, vụ việc tranh cãi đã được đưa ra tòa án xét xử. Phiên xử diễn ra ngay tại nhà cụ bà, do nguyên đơn không thể rời khỏi giường bệnh.
"Dù người mẹ có làm chuyện gì sai, các anh cũng không thể lớn lên mà chỉ uống những giọt sương mai", Thẩm phán nhấn mạnh trước khi đưa ra phán quyết nhằm nhắc nhở 3 người con trai về công ơn nuôi dưỡng và chăm sóc của người mẹ khi họ còn nhỏ.
Cuối cùng, 3 anh em trai đồng ý tuân theo phán quyết của tòa và sẽ luân phiên chăm sóc người mẹ.
Được biết, trong những năm qua, huyện Đào Nguyên từng chứng kiến nhiều vụ việc tương tự khi cha mẹ kiện con cái vì không chịu chăm sóc đấng sinh thành khi về già.
Như hồi tháng 12/2021, một cặp vợ chồng ngoài 80 tuổi sinh sống ở ngôi làng tại huyện Đào Nguyên đã kiện 4 người con ra tòa, sau khi các con từ chối hỗ trợ tài chính cho bố mẹ. Cặp đôi yêu cầu mỗi người con chuyển 300 nhân dân tệ (43 USD- khoảng 1 triệu VND) mỗi tháng cho bố mẹ. Tính tổng số tiền mà cặp đôi muốn các con chu cấp hàng tháng là 1.200 nhân dân tệ. Số tiền này chưa bằng 1/2 mức chi tiêu trung bình hàng tháng ở huyện Đào Nguyên.
Bi kịch xã hội hiện đại ở Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng ghi nhận nhiều người cao tuổi bị cô lập, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Vấn đề này trở thành nỗi lo nghiêm trọng đối với nhiều người, trong bối cảnh đô thị hóa, già hóa dân số nhanh chóng.
Số liệu chính thức cuối năm 2021 cho thấy Trung Quốc có 267 triệu người nằm trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, tương đương gần 19% tổng dân số. Hơn 1/2 trong số này sống neo đơn bởi hầu hết con cái đã chuyển đến làm việc tại các thành phố.
Tại những vùng quê xa xôi, những người già ở Trung Quốc vẫn đang phải lao động ở tuổi xế chiều và chỉ có mong ước nhỏ nhoi rằng được gặp các con trong Tết đoàn viên. Vào mùa đông lạnh lẽo, ông Tần, 68 tuổi, thân mang đầy bệnh tật vẫn phải dậy sớm mỗi ngày để đi đến khu rừng lân cận đốn khoảng 50kg củi, vác trên lưng mang về nhà, đến tầm trưa ông lại lên rừng đốn củi một lần nữa.
Sử dụng củi đốt là cách rẻ hơn so với than để vợ chồng ông Tần trải qua được mùa đông lạnh giá ở miền bắc Trung Quốc. Ông Tần và vợ là bà Tôn Xá Dung cùng nhau sống những tháng ngày cuối đời trong cô đơn khi các con của ông đã rời xa quê hương đi tìm việc làm từ nhiều năm trước.
Trong mấy chục năm gần đây, hàng trăm triệu người dân ở nông thôn di chuyển đến các thành phố lớn làm việc khiến nhiều ngôi làng ở nông thôn trở nên vắng vẻ. Ngày xưa ngôi làng vợ chồng ông Tần sinh sống có khoảng 500 người, bây giờ chỉ còn khoảng 20 người, họ phải dựa vào những đồng tiền kiếm được từ bán bắp ngô để có thể duy trì cuộc sống.
Tờ RFA đưa tin, vào năm 2013, ngày càng có nhiều người cao tuổi ở Trung Quốc chọn cách tự tử để kết thúc sự cô đơn, kết thúc sự đau đớn của bệnh tật và không muốn trở thành gánh nặng cho con cháu. Nhiều người cao tuổi ở Trung Quốc khi lâm bệnh không có con cháu bên cạnh chăm sóc và họ chỉ mong rằng mình có thể chết sớm hơn.
Song, một số quan chức tin rằng các vấn đề mà người cao tuổi Trung Quốc phải đối mặt có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực kết hợp từ gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội
Chẳng hạn, ngôi làng Huangfeng của tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc quyết định áp dụng biện pháp bêu tên những người con không tròn bổn phận đạo hiếu trên tấm bảng chung của làng để trừng phạt. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc có quá nhiều người già trong làng phàn nàn vì bị con cái bỏ mặc, không quan tâm chăm sóc.
Bí thư làng Huangfeng là ông Zhang Yiping cho biết, những cán bộ trong làng sẽ cố gắng nói chuyện để mọi người có trách nhiệm hơn với cha mẹ mình. Tuy nhiên trong trường hợp họ vẫn có những hành vi bất hiếu, làng sẽ nêu cụ thể danh tính cũng như hình ảnh họ lên tấm bảng lớn.
Trung Quốc ra luật buộc con cái phải có hiếu với cha mẹ
Ngày 1/7/2013, Trung Quốc công bố một luật mới yêu cầu con cái phải đến thăm và chăm sóc bố mẹ già của mình. Luật này là phiên bản mới của Luật Bảo vệ các quyền và lợi ích của người cao tuổi (đã được thông qua vào tháng 12/2012).
Luật mới bổ sung: Các thành viên trong gia đình phải đến thăm bố mẹ già thường xuyên hơn nữa và nghiêm cấm bất kỳ hình thức bạo lực gia đình nào đối với người cao tuổi, như dùng ngôn ngữ xúc phạm hoặc phân biệt đối xử, tra tấn về mặt thể xác, bỏ rơi. Nếu các con không tuân theo điều khoản này, cha mẹ có thể nộp đơn xin hòa giải, hoặc kiện ra tòa.
Luật mới yêu cầu những người sử dụng lao động phải đảm bảo cho nhân viên có cha mẹ sống xa được 20 ngày nghỉ phép về thăm nhà. Tuy nhiên, người ta cũng lo sợ, nhiều công ty khó có khả năng thực hiện điều này. "Tôi muốn về thăm ba mẹ thường xuyên nhưng không có đủ tiền và thời gian, và tôi không tin rằng sếp của tôi sẽ hài lòng", ông Chen Jian, một người đang làm việc ở Bắc Kinh, có cha mẹ sống tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương cho biết.
Luật cũng tuyên bố rõ ràng hơn về trách nhiệm của những đứa con đã trưởng thành đối với việc chăm sóc cha mẹ già, bao gồm cả nghĩa vụ kinh tế và tình cảm, và cho phép người cao tuổi cũng được quyền tự do trong chuyện hôn nhân của mình. Trách nhiệm chăm sóc hỗ trợ cha mẹ già của đứa con đã trưởng thành không thay đổi dù cha mẹ có đi bước nữa hay không.
Tuy nhiên, sửa đổi luật này đã gây ra một cuộc tranh cãi vì nó không xác định mức độ thường xuyên đến thăm cha mẹ của một người như thế nào thì được coi là "phù hợp", cũng không xác định rõ hình phạt mà một người sẽ phải đối mặt nếu không đến thăm cha mẹ mình.
Theo Giáo sư Xia Xueluan (Viện Xã hội học và nhân chủng học - Đại học Bắc Kinh): "Các phiên bản hiện hành giống như một lời nhắc nhở những người trẻ tái tập trung vào các giá trị truyền thống của gia đình, lòng hiếu thảo hơn là một đạo luật bắt buộc".
Người cha hối hận khi con trai bất tỉnh sau 2 cái bạt tai: Cảnh báo 5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận mấy bố mẹ cũng không được đánhTags