- Mẹ Việt kể chuyện đi chợ châu Á lớn nhất tại Pháp: Thứ cây mọc thành bụi xin được ở Việt Nam mà sang đó xem giá "ngất ngây"
- Loại quả có nhiều ở Việt Nam: Người Nhật cải tiến theo cách chưa từng có, dùng "vũ khí đặc biệt" tạo ra loại đắt nhất thế giới
- Xuất hiện từ 8.000 năm trước: Ở Việt Nam mọc đầy vườn, có giá vài nghìn đồng; ở phương Tây là mặt hàng trị giá hàng tỷ USD
Người Hà Nội có thời kỳ đua nhau mua loại quả này về xông nhà, khiến giá bán tăng gấp đôi bình thường. Hàng bỗng trở nên khan hiếm tới mức không phải ai cũng mua được.
Bồ kết giá cao ngất ngưởng ở Trung Quốc
Nhiều thế kỷ qua, bồ kết đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại thảo dược quý để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về da đầu và rụng tóc. Người Việt Nam từ xưa đã có thói quen sử dụng bồ kết như một liệu pháp tự nhiên để chăm sóc tóc.
Ở nước ta, cây bồ kết mọc hoang nhiều nơi hoặc được trồng chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng. Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) hàng năm cho thu hoạch tới 40 tấn bồ kết.
Cây bồ kết (còn được gọi là tạo giác, phắc kết, chùm kết…) là cây gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 5-7m, nhưng cũng có cây cao tới 30m. Thân cây thẳng, có vỏ nhẵn, gai to và cứng mọc tua tủa, do đó, nó tạo cảm giác hơi đáng sợ với người vừa nhìn thấy lần đầu.
Chi bồ kết xuất hiện tại các thảm thực vật tự nhiên trên khắp Nam Á, Châu Mỹ và Châu Phi, nhưng chỉ có hai loại bồ kết là loài bản địa của Việt Nam, bao gồm Gleditsia australis và Gleditsia fera.
Lá bồ kết mọc so le, hình thuôn, hơi có lông ở mặt trên, nhạt và nhẵn hơn ở mặt dưới. Mép lá có răng cưa nhỏ. Bồ kết thường rụng lá vào mùa đông và lá non mọc lại vào cuối mùa xuân năm sau.
Hoa bồ kết mọc thành chùm ở ngoài kẽ lá, dài 10-15cm, quả bồ kết là dạng quả dài (10-12cm), chứa 10-12 hạt mỗi quả. Mùa quả bắt đầu từ tháng 8 – tháng 10 dương lịch. Khi chín, quả bồ kết chuyển sang màu vàng nâu, để lâu chuyển sang màu đen.
Các bộ phận trên cây bồ kết được sử dụng làm dược liệu bao gồm quả, hạt và gai bồ kết.
Tại Việt Nam, quả bồ kết khô thường có giá 120.000 – 130.000 đồng/kg, thời kỳ cao điểm năm 2020 có giá 170.000 – 200.000 đồng/kg. Ở Trung Quốc, quả bồ kết còn có giá cao hơn nữa. Theo ghi nhận của VOV, quả bồ kết khô ở Trung Quốc được bán với giá lên tới 600 NDT/kg, tương đương hơn 2 triệu đồng.
Tác dụng của bồ kết với sức khỏe
Theo Health Benefits Times, bồ kết chứa nhiều hợp chất có lợi, giúp thúc đẩy sự phát triển của mái tóc khỏe mạnh. Vỏ, lá và quả bồ kết rất giàu flavonoid, tanin và saponin, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Các hợp chất này giúp giảm viêm, stress và chống oxy hóa ở da đầu – các nguyên nhân có thể dẫn tới rụng tóc.
Bồ kết đen cũng chứa hàm lượng silica cao, đây là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc. Silica giúp củng cố các nang tóc, cải thiện lưu thông máu đến da đầu và ngăn ngừa tóc gãy rụng.
Ngoài ra, vỏ bồ kết rất giàu axit amin, là thành phần cấu tạo nên protein của tóc. Các axit amin này giúp nuôi dưỡng nang tóc và thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh.
Theo y học cổ truyền, bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, có tác dụng thống khiếu, khử đờm, tiêu thũng. Trong khi đó, hạt bồ kết có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc. Gai bồ kết thì có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khư phong.
Trong y học hiện đại, một số nơi dùng bồ kết để chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột cho cả trẻ em và người lớn.
Bồ kết "gây sốt" ở Hà Nội
Năm 2020, nhiều bà nội trợ tại Hà Nội truyền tai nhau phương pháp dùng bồ kết xông nhà diệt khuẩn, khiến mặt hàng này giá tăng gấp đôi ngày thường.
Đáng nói, dù giá tăng cao như vậy nhưng không phải ai cũng mua được. Vào thời điểm đó, nhiều tiểu thương cho biết, bồ kết không có mà bán, lấy được chừng nào là hết chừng đấy.
Trên mạng xã hội, nhiều người truyền nhau kinh nghiệm xông nhà bằng quả bồ kết. Ngoài cách thông thường là cho bồ kết vào nồi đất, có người chỉ mẹo cho bồ kết vào nồi chiên không dầu để khói thoát ra từ phía sau nồi, từ đó giúp thanh lọc không khí trong nhà, diệt khuẩn, thậm chí... diệt cả virus gây COVID-19.
Báo Kinh tế Đô Thị dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trước đây, phương pháp đốt bồ kết xông nhà thường được nhiều người áp dụng vào mùa đông hoặc mùa nồm ẩm để chống nghẹt mũi hoặc để cho thơm nhà. Ngoài ra, đốt bồ kết còn có tác dụng chống muỗi. Tuy nhiên, phương pháp này không diệt được virus, vi khuẩn như nhiều người nghĩ.
Trong khi đó, GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, Chủ nhiệm Khoa y dược ĐH Quốc gia Hà Nội, khẳng định đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào cho rằng phương pháp đốt bồ kết xông nhà có thể "đuổi cổ" virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, theo lương y Nguyễn Hồng Siêm (Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội), có một số trường hợp cần lưu ý không xông bồ kết tại nhà, ví dụ như những người có dấu hiệu ho ra máu, nôn ra máu, những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng, tỳ vị yếu, phụ nữ đang mang thai, những người có tiểu sử hen suyễn, người dị ứng với tinh dầu bồ kết, đang đói…
Việc xông bồ kết cũng cần chú ý đến liều lượng tối đa, tránh việc lạm dụng quá nhiều, chỉ nên xông 3-4 quả/lần đối với người lớn khỏe mạnh và 1-2 quả/lần đối với trẻ em.
Tags