Lý do đặc biệt khiến VĐV không nên cắn huy chương Olympic Tokyo

Thứ Tư, 28/07/2021 07:46 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn)- Vận động viên (VĐV) cắn vào huy chương trong lúc chụp ảnh lưu lại kỷ niệm chiến thắng đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở các kỳ Thế vận hội. Tuy nhiên, ở Olympic Tokyo, ban tổ chức đã khuyên các VĐV không nên làm như vậy.

TRỰC TIẾP Olympic 2021 - VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7

TRỰC TIẾP Olympic 2021 - VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7

TRỰC TIẾP Olympic 2021. VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7: U23 Saudi Arabia vs Brazil, Đức vs Bờ Biển Ngà, Hàn Quốc vs Honduras, Romania vs New Zealand.

 

Xem trực tiếp Olympic Tokyo 2021 trên VTV5, VTV6:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

 

 

Xem Bảng tổng sắp huy chương TẠI ĐÂY:

 

 

Trên trang Twitter chính thức, ban tổ chức Olympic Tokyo đã viết thông báo, nhắc nhở các VĐV giành huy chương rằng họ không nên cắn nó trong lúc chụp ảnh. Nguyên do là bởi những tấm huy chương ở Thế vận hội lần này được làm từ các thiết bị điện tử tái chế.

Để thực hiện dự án huy chương Olympic này, Nhật Bản đã mất gần 2 năm thu thập các thiết bị điện tử do người dân quyên góp. Khoảng 5.000 chiếc huy chương vàng, bạc, đồng đã được tạo ra từ 80 tấn điện thoại di động, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử cũ.

“Vì vậy, các bạn không nên cắn chúng ... nhưng chúng tôi biết bạn vẫn sẽ làm”, Twitter của ban tổ chức Olympic Tokyo viết.

 

Chú thích ảnh
Thông báo của ban tổ chức Olympic Tokyo

  

Từ lâu, hình ảnh VĐV cắn huy chương đã trở nên quen thuộc ở các kỳ Thế vận hội. Tuy nhiên, cho tới bây giờ, lý do các VĐV cắn huy chương, ngay cả những sử gia Olympic cũng không thể khẳng định.

Có ý kiến cho rằng nó xuất phát từ Olympic 1904- Thế vận hội đầu tiên ban tổ chức trao huy chương vàng cho nhà vô địch. Những chiếc huy chương được làm bằng vàng ròng. Vì vàng mềm nên nếu vết cắn để lại vết lõm thì đó là vàng thật. Các VĐV có thể cắn huy chương theo thói quen để kiểm tra đó có phải là vàng thật hay không. Nhưng huy chương được làm bằng vàng ròng chỉ xuất hiện tới năm 1912. Kể từ đó, các huy chương Olympic chỉ có lượng vàng thật khoảng 1%. Dù vậy, các VĐV vẫn duy trì thói quen cắn huy chương.

 

Chú thích ảnh
Cắn huy chương đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở các kỳ Thế vận hội

  

Một số ý kiến cho rằng lý do VĐV cắn huy chương là bởi các phóng viên ảnh bảo họ làm vậy để chụp lại khoảnh khắc đặc biệt. Ông David Wallechinsky, Chủ tịch Hiệp hội các sử gia Olympic quốc tế, cho biết: “Hành động cắn huy chương đã trở thành một nỗi ám ảnh với các phóng viên ảnh. Tôi nghĩ họ coi đó là góc hình biểu tượng của khoảnh khắc hoàn hảo, tạo ra những bức ảnh mà họ có thể bán được. Còn bình thường, tôi không nghĩ các VĐV thích cắn huy chương”.

K.Đ
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›