- Bí mật làm giàu của cậu bé nghèo trở thành vị vua không ngai vàng ở phố Wall: Muốn lấy 10 USD từ túi người khác cách dễ nhất là giúp anh ta kiếm được 100 USD trước
- 'Phó tướng’ đại tài của Warren Buffett khẳng định: Muốn giàu có phải làm tốt 3 việc sau, đáng tiếc nhiều người đang làm ngược lại
- Tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng keo kiệt, thường xuyên mặc đồ rách, tiền chuộc cháu bị bắt cóc cũng mặc cả
- Nghiên cứu từ giáo sư ĐH Harvard, Stanford: Kết giao với kiểu bạn 'không tưởng' này từ nhỏ, lớn lên càng dễ giàu có và thành công
Ứng phó với sự việc diễn ra trước mắt như thế nào và dùng thái độ gì để đối mặt với chúng là lựa chọn của bạn. Tuy nhiên cuộc sống của bạn sẽ biến động theo chính hành động của bạn. Bởi vậy nếu vẫn có suy nghĩ này bạn khó có thể đổi đời.
Xuất thân trong một gia đình nghèo khó song "ông hoàng kinh doanh" của Nhật Bản, Kazuo Inamori không phàn nàn mà từng bước đảo ngược vận mệnh của cuộc đời mình. Từ 2 bàn tay trắng, ông thành lập Kyocera và Second Telecom, cả 2 đều nằm trong số 500 công ty hàng đầu thế giới. Năm 77 tuổi, Inamori tiếp quản và hồi sinh Japan Airlines, đưa lợi nhuận hàng năm của hãng hàng không vọt lên vị trí số 1 thế giới.
Trong nửa sau của cuộc đời, vị tỷ phú này đã viết lại những triết lý sống bằng những chiêm nghiệm thực tế sâu sắc của bản thân. Ông cho rằng những người khó có thể thành công thường vướng phải 2 suy nghĩ này. Nếu muốn cuộc đời sang trang bạn cần thay đổi sớm.
Né tránh khó khăn
Không có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng. Nếu chạy trốn những khó khăn trong cuộc sống, bạn nhất định sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận những thành công trong cuộc đời.
Những người thực sự mạnh mẽ không bao giờ sợ khó khăn. Khi gặp những trở ngại, phản ứng đầu tiên của họ là giải quyết bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Kazuo Inamori tin rằng đó là một sức mạnh để biến điều bình thường thành điều phi thường.
Thành công đầu tiên trong đời của Inamori là phát triển một loại vật liệu gốm tiên tiến thông qua những nỗ lực không ngừng tại một công ty đang đứng trước bờ vực phá sản với muôn vàn khó khăn.
Thành công này đã đặt nền móng vững chắc để ông thành lập Kyocera sau này. Kể từ đó, ông đã sử dụng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình để giải quyết mọi khó khăn gặp phải.
Những ngày đầu khi thành lập Kyocera, công ty khó "giữ chân" được những nhân viên ưu tú. Mặc dù ban đầu có thể tuyển được những cá nhân xuất sắc tuy nhiên họ cũng sớm nghỉ việc vì không nhìn thấy tương lai của công ty.
Nắm bắt được điều này, ngay sau đó Kazuo Inamori chỉ chú trọng vào việc tuyển dụng những ứng viên có thành tích khá với mục đích trong quá trình làm việc sẽ rèn luyện, bổ sung cho họ.
Kết quả đã được kiểm chứng, 10 hay 20 năm sau, những cá nhân được Inamori rèn luyện đã trở thành trưởng nhiều bộ phận và nắm giữ những trụ cột quan trọng của công ty.
Ông từng chia sẻ những cá nhân không quá xuất sắc có một sức mạnh đặc biệt, đó là sự nỗ lực không ngừng. Họ sẽ không lựa chọn đường tắt mà sẽ đi từng bước một cách nghiêm túc và tập trung. Cuối cùng theo thời gian họ đạt được thành công trong sự nghiệp.
Sự nỗ lực không ngừng mà Kazuo Inamori nhắc đến ở đây không chỉ là làm đi làm lại một việc. Điều ông tập trung vào là không ngừng nỗ lực chắt lọc kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nghiên cứu, đồng thời không ngừng cải tiến và hoàn thiện phương pháp làm việc của bản nhân. Như Kazuo Inamori từng nói: Đừng đi theo lối mòn cũ, đây là bí quyết để tiến đến thành công.
Những người không có tư duy bền bỉ có khả năng thất bại cao hơn người kiên trì. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đạt được thành công một cách nhanh chóng và thu được lợi ích một cách tức thì. Mấu chốt của thành công là làm từng bước và không ngừng nỗ lực. Đừng quên trong cuộc thi rùa và thỏ, rùa chậm chạp đã chiến thắng.
Chỉ nhìn bề ngoài của sự vật, không suy nghĩ bản chất bên trong
Trong bộ phim "Bố già" có một câu thoại kinh điển: Người có thể nhìn rõ bản chất của sự vật trong một vài giây và người cả đời không thể nhìn ra bản chất, có số phận cuộc đời hoàn toàn khác nhau.
Chỉ có thể nhìn thấy bề ngoài của sự thật mà không thể hiểu được bản chất bên trong, bạn sẽ luôn có một suy nghĩ hời hợt. Bởi vậy những gì diễn ra trong mắt họ luôn là một loạt những thứ phức tạp và hỗn loạn.
Nếu tư duy sâu sắc, bạn có thể bóc lớp vỏ bên ngoài để nhìn thẳng vào bản chất của sự thật và tìm ra mấu chốt của vấn đề. Nói cách khác, họ có thể đơn giản hoá các vấn đề phức tạp.
Kazuo Inamori từng đề cập đến cách ông giải quyết các tranh chấp nội bộ ở Kyocera trong cuốn sách "Cách sống" của mình. Theo đó, các nhân viên ở những bộ phận khác nhau thường xảy ra tranh chấp về một vấn đề liên quan đến công việc. Khi hai bên mâu thuẫn họ luôn tìm đến ông để bảo vệ ý kiến của mình.
Khi mọi người nói ra lý do cãi nhau, Kazuo Inamori luôn có thể đi thẳng vào bản chất và tìm ra mấu chốt của vấn đề để thuyết phục họ. Đó là cách ông thường làm để giúp mọi người vượt qua những vướng mắc thay vì dùng uy quyền của cấp trên để áp đặt.
Tags