(Thethaovanhoa.vn) - Chúng ta không chịu áp lực quá nhiều ở trận đấu với Nhật Bản nhưng không có nghĩa là tuyển Việt Nam không cần cải thiện một số vấn đề để hi vọng có được điểm số.
Vòng loại World Cup 2022 châu Á:
* 19h00, 11/11: Việt Nam vs Nhật Bản (VTV6)
* 16h10, 11/11: Úc vs Ả rập Xê Út (VTV6)
Soi kèo, nhận định Úc vs Ả rập Xê Út
* 18h00, 11/11: Hàn Quốc vs UAE
Soi kèo, nhận định Hàn Quốc vs UAE
* 19h00, 11/11: Liban vs Iran
Soi kèo, nhận định Liban vs Iran
* 22h00, 11/11: Trung Quốc vs Oman
Soi kèo, nhận định Trung Quốc vs Oman
* 00h00, 12/11: Iraq vs Syria
Soi kèo, nhận định Iraq vs Syria
- Bảng xếp hạng bóng đá - BXH vòng loại World Cup 2022 châu Á mới nhất
- Kết quả bóng đá hôm nay - KQBD trực tuyến - Kết quả vòng loại World Cup 2022
Sau 4 trận toàn thua ở vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á, chúng ta đã để thủng lưới tới 10 bàn trong đó có tới 8 bàn xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ các tình huống đá phạt hoặc tấn công ở hai cánh của đối phương.
Ả rập Xê út, Úc, Trung Quốc, Oman đều đã phá lưới tuyển Việt Nam sau những quả đá phạt hoặc những tình huống tấn công ở cánh hoặc từ những tình huống ấy, tạo ra những quả phạt góc hay 11m rồi ghi bàn.
Đó rõ ràng là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi HLV Park Hang Seo phải tìm cách khắc phục trong cuộc đối đầu với Nhật Bản ở Mỹ Đình.
Không ngẫu nhiên khi phần lớn các bàn thua của chúng ta ở 4 trận vòng loại World Cup 2022 đã chơi đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ các quả đá phạt hoặc lên bóng từ hai cánh của đối phương.
Sự vắng mặt của Trọng Hoàng (cánh phải) và Văn Hậu (cánh trái) rõ ràng đã khiến khả năng phòng ngự biên của tuyển Việt Nam kém đi nhiều.
Ở cánh trái, ông Park mới sử dụng Văn Thanh và Hồng Duy nhưng cả hai đều rất hạn chế về chiều cao, cũng không giỏi đấu tay đôi và lại rất hiếm khi được các tiền vệ hỗ trợ bọc lót kịp thời nên nhiều khi họ không thể bịt được khoảng trống.
Ở cánh phải, Văn Thanh chơi cũng không an toàn. Tấn Tài mới chỉ mang đến sức bật mới từ các tình huống dâng cao tham gia tấn công trong khi phòng ngự cũng hay mắc lỗi. Và cũng tương tự cánh phải, Văn Thanh hay Tấn Tài cũng hầu như không nhận được sự hỗ trợ bọc lót kịp thời của đồng đội nên họ đã hơn một lần không thể kiểm soát được tình hình.
Các trung vệ của chúng ta vốn không giỏi chống bóng bổng, cũng rất dễ bị trừng phạt sau những pha thả bóng vòng ra phía sau của đối thủ nên cách tốt nhất để tuyển Việt Nam hạn chế nguy cơ thủng lưới từ những tình huống tấn công bóng sống của đối thủ ở hai cánh là hậu vệ cánh phải chơi rất tập trung và theo sát đối thủ đồng thời họ phải được đồng đội bọc lót kịp thời.
Cầu thủ bọc lót phải đứng không cách quá xa phía sau họ để tạo thành hai lớp phòng ngự, chắn hướng tạt bóng của đối thủ tốt hơn và sẵn sàng can thiệp nếu đối thủ tìm cách đi bóng đột phá.
Ai có thể và cần phải bọc lót cho các hậu vệ cánh của tuyển Việt Nam? Các tiền vệ của chúng ta cần lùi xuống và hỗ trợ họ hoặc các trung vệ đá lệch cánh của chúng ta có thể làm việc này.
Đáng tiếc là đến lúc này tuyển Việt Nam vẫn làm việc đó rất không tốt, dẫn đến việc chúng ta để thủng lưới nhiều và xuất phát điểm của những tình huống dẫn đến bàn thua ấy trước Ả rập Xê út, Úc, Trung Quốc, Oman đều khá giống nhau.
HT
Tags