Phát hiện cả đàn trăn Myanmar 'khủng' trong căn cứ tên lửa bỏ hoang của Mỹ

Thứ Ba, 08/08/2017 14:58 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Bốn con trăn Myanmar to lớn, kẻ thù của các loài sinh vật bản địa, đã được phát hiện “mò mẫm” đến một căn cứ tên lửa bỏ hoang tại bang Florida (Mỹ).

Cơ quan Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã của Mỹ khẳng định những chú trăn Myanmar này đã bị bắt lại trong tháng 2 vừa qua. Các nhà nghiên cứu đã phối hợp cùng người dân bộ lạc Irula (Ấn Độ) và nhân viên chính quyền sở tại để tìm bắt những con trăn Myanmar trước khi loài săn mồi này bành trướng xa hơn.

Chú thích ảnh
Một con trăn Myanmar bị bắt tại căn cứ tên lửa bỏ hoang.

Giáo sư sinh thái học hoang dã Frank Mazzotti tại Đại học Florida khẳng định: “Hy vọng rằng chúng tôi có thể kiểm soát hoặc loại bỏ được loài sinh vật xâm lăng đe dọa gây thảm họa lên hệ sinh thái này”.

4 con trăn Myanmar, bao gồm một con cái có chiều dài gần 4,8m, đã xuất hiện bên trong hai boongke từng là địa điểm nơi quân đội Mỹ từng chứa tên lửa Nike Hercules tại căn cứ bỏ hoang ở Florida.

Chú thích ảnh
Người dân bộ lạc Irula (Ấn Độ) đã hỗ trợ trong chiến dịch bắt giữ trăn này.

Theo tờ USA Today (Mỹ), căn cứ tên lửa trên đã đóng cửa từ 30 năm trước và hiện nay cơ sở này nằm trong khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Hồ Cá sấu.

VIDEO: Phát hiện con trăn dài nhất thế giới ở Malaysia

VIDEO: Phát hiện con trăn dài nhất thế giới ở Malaysia

Một con trăn khổng lồ vừa được tìm thấy tại công trường xây dựng ở Malaysia. Kích thước của nó được xác định là dài hơn con trăn mà sách kỷ lục Guinness đã công nhận.

Các chuyên gia lo ngại rằng những con trăn Myanmar này có thể gây ảnh hưởng bởi chúng đã tấn công rất nhiều loài chim bản địa, hươu và thậm chí là cá sấu.

Các nhà nghiên cứu được đề nghị tham gia chiến dịch tìm bắt những chú trăn này đã quyết định liên lạc với người dân bộ lạc Irula để nhận được sự giúp đỡ.

Trăn Myanmar có nguồn gốc tại Đông Nam Á và vào cuối thế kỷ 20 đã được đưa đến Mỹ làm vật nuôi. Tuy nhiên, khi những con trăn Myanmar bị thả ra môi trường tự nhiên, chúng đã sinh sôi nhanh chóng rồi tiêu diệt nhiều loài thú có vú, chim chóc và thậm chí là cá sấu bản địa tại Mỹ. Từ năm 2012 Mỹ đã cấm đưa trăn Myanmar tới lãnh thổ nước này.

Theo Quang Anh/Báo Tin Tức

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›