- Mỹ nhân mệnh khổ: Là con tốt thí của Hoa phi và Ung Chính, bị Chân Hoàn đưa vào lãnh cung đến cái chết cũng là một ẩn số
- Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do
- Mỹ nữ thê thảm nhất trong lịch sử: Được gả cho vị 2 hoàng đế, bị 6 nam nhân luân phiên phế rồi lập làm hoàng hậu
Dù có vẻ ngoài xấu xí bậc nhất thiên hạ, nhưng người phụ nữ này vẫn có được hôn nhân viên mãn mà người khác ao ước.
Người Trung Quốc có câu "Xấu như Chung Vô Diệm", ý rằng Chung Vô Diệm đã xấu nhất rồi, không ai xấu hơn được nữa. Nhưng thật ra, Chung Vô Diệm không phải người xấu nhất, người đứng đầu danh sách "xú nữ Trung Hoa" là Mô Mẫu, xấu tới nỗi được ví như quỷ Dạ Xoa. Thế nhưng, bà lại trở thành vợ của Hiên Viên Hoàng Đế, một vị Thánh vương thời cổ đại, người được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa.
Hoàng Đế, họ Công Tôn, tên Hiên Viên, hiệu Hữu Hùng, khoảng 5000 năm trước ông sinh ra tại Giáng Long Hiệp, Tự Nguyên Quan, vùng ven sông Tự Thủy (một nhánh của lưu vực sông Trường Giang) trên cao nguyên Hoàng Thổ thuộc vùng tây bắc Trung Hoa, vào khoảng mùng 02 tháng 02 âm lịch. Từ đó có câu nói trong dân gian về sự may mắn: "mùng 02 tháng 02, rồng ngẩng đầu".
Trong lịch sử văn minh cổ đại có ghi chép về Tam hoàng Ngũ đế, Hoàng Đế là một trong ba vị Tam hoàng, cũng là vị đứng đầu trong Ngũ đế. Tương truyền rằng ông sống ở gò Hiên Viên nên lấy Hiên Viên làm hiệu. Trong lịch sử văn minh cổ đại có ghi chép về Tam hoàng Ngũ đế, Hoàng Đế là một trong ba vị Tam hoàng, cũng là vị đứng đầu trong Ngũ đế.
Hoàng Đế đã đánh bại được sự xâm lược của Xi Vưu nên được các chư hầu tôn làm thiên tử và để ông lên ngôi hoàng đế thay cho Thần Nông. Hoàng Đế định đô tại Hữu Hùng, hết lòng vì sự phồn vinh và phát triển của các bộ tộc. Ông tuyển chọn hiền tài, lập ra các chức quan, cai trị đất nước, phân chia bờ cõi, phân chia ruộng đất, dạy người dân trồng ngũ cốc và rau quả theo mùa, thuần dưỡng vật nuôi. Hoàng Đế và quan thần của ông có rất nhiều phát minh.
Trong cuộc đời mình, Hoàng đế lấy 4 người vợ, đó là Luy Tổ, Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị, Mô Mẫu, và có tổng cộng 25 người con. Trong số 4 người, Mô Mẫu là phi tần và cũng là người xấu nhất. Trong "Tứ tử giảng đức luận", Hán Vương Tử Uyên có nói: "Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi bộ mặt rỗ chằng chịt. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy lại là một người phụ nữ hiền đức, thông minh hơn người. Vì vậy, Hoàng Đế đã kết hôn với Mô Mẫu bởi lòng nhân ái và đức hạnh của bà.
Trong "Cửu chương, tích vãng nhật", Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao về đức độ, trí thông minh cũng như là tấm lòng nhân hậu của bà, thậm chí bà còn được nhiều người phụ nữ đương thời kính trọng. Trong một số giai thoại có nói, Hoàng đế đánh bại Viêm Đế, diệt Xi Vưu, đều có công của Mô Mẫu giúp đỡ. Ngoài ra, Mô Mẫu còn là cánh tay đắc lực của Hoàng đế khi cùng ngài trải qua 52 trận chinh chiến, hàng phục Thần Nông, bình định thiên hạ, thống nhất 3 đại bộ lạc, kết thúc thời kỳ hỗn mang, kiến dựng quốc gia đầu tiên có chủ quyền trên thế giới. Cũng có giai thoại nói rằng, Mô Mẫu còn là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới làm ra chiếc gương soi. Như vậy, cũng có thể nói Mô Mẫu góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp khai mở một thời đại văn minh trong dân tộc Trung Hoa.
Cũng chính vì đức độ và tài trí của bà, Hoàng Đế đã tin tưởng giao cho bà cai quản hậu cung, còn nhiều lần ca tụng, ngợi khen bà. Người có tài có đức trong thiên hạ thấy nhà vua sủng ái người đàn bà vừa già, vừa xấu nhưng đức hạnh nên lại càng tin tưởng, ra mặt cống hiến.
*Bài viết được tổng hợp từ Sina, Sohu.
Tags