- Lương Xuân Trường: Quả bóng Vàng Việt Nam tại sao không?
- Quả bóng Vàng Việt Nam 2016: Vẫn chuyện 'so bó đũa'
- Tọa đàm nâng chất giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam
14 người là tương đương với khoảng 12% số cầu thủ nội được thường xuyên đá chính ở V-league của 14 câu lạc bộ khác nhau. Hoặc tính tỉ lệ đơn giản hơn, 14 ứng viên/14 CLB là mỗi CLB có quyền được đề cử một người (tính trung bình).
Tất nhiên là không phải mỗi CLB thì đương nhiên có một người. Nhưng thực tế là mỗi CLB ở V-League thường chỉ đưa ra sân 9 cầu thủ nội và thêm 2 cầu thủ ngoại nữa. Năm nay danh sách không có cầu thủ nào từ giải hạng Nhất – một giải đấu tiếp tục củng cố nhận định rằng giải hạng Nhất của BĐVN ngày càng kém hấp dẫn và có chất lượng chuyên môn thấp. BĐVN còn có thêm 3 cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài. Nhưng gượm đã, dùng từ “chơi bóng” có lẽ không chính xác. Vì họ chủ yếu tập chạy, hoặc vào sân cả thảy vài chục phút thì chủ yếu xách xe không.
Giải thưởng cho những cầu thủ dự bị xuất sắc nhất?
Có một cầu thủ thuộc dạng này nằm trong danh sách đề cử: Lương Xuân Trường, thuộc biên chế CLB Incheon ở K-League, cả mùa giải được ra sân từ đầu hoặc dự bị ba lần (không lần nào đá hết trận).
Thế nên, nếu như Xuân Trường mà giành được một “quả bóng” nào đó thì đó sẽ là một cách quảng cáo rất tồi về V-League với bóng đá Hàn Quốc, nếu ai đó suy luận rằng, một cầu thủ cả năm chỉ quanh quẩn học việc cũng giành bóng Vàng (Bạc, hay Đồng) thì khỏi mất công sang Việt Nam tìm tài năng.
Nhưng đề cử lần này có vẻ không quá quan tâm tới việc các cầu thủ có được ra sân đá chính hay không. Trọng Hoàng mùa trước còn là người của Becamex Bình Dương chỉ được ra sân hơn chục trận suốt mùa cũng có tên trong danh sách đề cử.
Thống kê này chính là một trong các lý do khiến cho Hoàng phải ngồi dự bị ở đội tuyển trong quãng thời gian đội tuyển chuẩn bị cho AFF Cup, rồi được xếp đá chính từ trận thứ hai sau khi Văn Toàn là mẫu cầu thủ điển hình của quy luật “thử kêu đốt xịt” đã không còn chiếm được lòng tin của HLV người Nghệ An, Hữu Thắng.
Giải thưởng cho những cầu thủ đá chính tầm thường và sai lầm chết người
Mà nói tới Văn Toàn trong năm 2016 người ta sẽ nhớ tới những điều gì nhất? Một tuyển thủ thường xuyên đá chính trong giai đoạn chuẩn bị rồi vào giải là tịt ngòi.
Mà nói tới Văn Toàn tịt ngòi thì “thành tích” rực rỡ nhất của cầu thủ này là trải qua quãng thời gian 1500 phút không ghi nổi bàn nào, khi mà bàn đầu tiên anh ghi ở V-League 2016 là vòng 1 và bàn thứ hai là ở vòng 19.
Tương tự như Văn Toàn có thủ thành Nguyên Mạnh. Nguyên Mạnh luôn bắt chính ở SLNA và tuyển, nhưng CLB mà anh bảo vệ khung gỗ có 36 lần thủng lưới sau 26 trận, đứng thứ chín trong số những đội thủng lưới ít nhất V-League 2016.
Nguyên Mạnh cũng chính là tác giả của hai sai lầm chết người của đội tuyển ở lượt về bán kết AFF Cup, với một pha cản phá tiếp tay cho đồng đội đốt lưới nhà và một pha đánh nguội giúp đội tuyển chỉ còn 10 người trong khi HLV đã dùng đủ ba quyền thay người.
Quả bóng Vàng vì Việt Nam là thế
Năm 2012, Quốc Anh giành QBV trong năm mà đội tuyển cũng không thể vượt qua vòng bảng (do HLV Phan Thanh Hùng dẫn dắt). Nhưng năm ấy, Quốc Anh còn góp công trong thành tích của SHB.ĐN giành chức vô địch V-League.
Còn năm 2004, đội tuyển Việt Nam thất bại thảm hại, khi không thể vượt qua vòng bảng dù là chủ nhà. Người được chọn để trao bóng Vàng năm ấy là Lê Công Vinh. Công Vinh chơi tốt trong màu áo CLB và là niềm hy vọng của đội tuyển trong tương lai vì lúc ấy mới chỉ 19 tuổi.
Năm 2005, cả nước nhìn BĐVN mới ánh mắt căm thù sau sự cố bán độ ở SEA Games nhưng cũng vẫn chọn được Tài Em. Những đường chuyền và bàn thắng ấn tượng nhất của tiền vệ này vì thế chính là quyết định tố cáo tiêu cực của các cầu thủ đen để VFF và Bộ Công an đưa họ ra ánh sáng.
Những thực tế này chỉ ra một thực trạng của BĐVN và V-league nói riêng là dấu ấn và đóng góp của các cầu thủ nội là khá hạn chế ở các CLB của họ.
HN T&T vô địch năm 2016 không phải nhờ sự tỏa sáng của Văn Quyết hay Thành Lương mà của Gonzalo. Hay nếu có cầu thủ nội nào đáng kể nhất ở đó thì là Hoàng Vũ Samson, một cầu thủ nhập tịch – đối tượng mà gần đây đã được coi là cầu thủ nội nhưng chưa có ai từng nhận QBV. Hải Phòng nổi như cồn mùa 2016 thì nói tới họ người ta sẽ nhớ đến bộ đôi Fagan – Steven nhiều hơn cả.
Tức là Quả bóng Vàng là một danh hiệu quá lớn đối với BĐVN!Danh sách đề cử Quả bóng vàng nam 2016: Trần Nguyên Mạnh (SLNA), Nguyễn Trọng Hoàng, Lê Công Vinh (B.Bình Dương), Phạm Thành Lương, Hoàng Vũ Samson (Hà Nội T&T), Vũ Văn Thanh, Nguyễn Văn Toàn (HAGL), Lê Văn Thắng (Hải Phòng), Ngô Hoàng Thịnh, Hoàng Đình Tùng (FLC Thanh Hóa), Đinh Thanh Trung (QNK Quảng Nam), Vũ Minh Tuấn, Nghiêm Xuân Tú (Than Quảng Ninh), Lương Xuân Trường (Incheon United) Danh sách đề cử Quả bóng vàng nữ 2016: Nguyễn Thị Tuyết Dung, Bùi Thị Như (Phong Phú Hà Nam), Chương Thị Kiều, Lê Hoài Lương, Đặng Thị Kiều Trinh, Huỳnh Như (TP.HCM), Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Xuyến, Phạm Hải Yến (Hà Nội 1) Danh sách đề cử Quả bóng vàng Futsal 2016: Mai Thành Đạt, Nguyễn Đình Ý Hòa (Sanna Khánh Hòa), Phùng Trọng Luân, Nguyễn Bảo Quân, Trần Văn Vũ, Trần Long Vũ, Nguyễn Minh Trí, Ngô Đình Thuận, Ngô Ngọc Sơn (Thái Sơn Nam), Nguyễn Văn Huy (Thái Sơn Bắc) Danh sách đề cử Cầu thủ ngoại xuất sắc 2016: Pape Omar (FLC Thanh Hóa), Uche Iheruome (Than Quảng Ninh), Gonzalo Marronkle (Hà Nội T&T), Gaston Merlo (SHB Đà Nẵng), Dyachenko (Than Quảng Ninh), Errol Stevens (Hải Phòng) Danh sách đề cử Cầu thủ trẻ nam xuất sắc 2016: Hà Đức Chinh, Hồ Minh Dĩ, Bùi Tiến Dụng (PVF), Bùi Tiến Dũng (FLC Thanh Hóa), Nguyễn Trọng Đại (Viettel), Vũ Văn Thanh, Nguyễn Văn Toàn (HAGL), Nguyễn Quang Hải (Hà Nội T&T), Trần Thành (Huế) Danh sách đề cử Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc 2016: Nguyễn Thị Minh Anh, Lê Thị Cúc, Trần Thị Hải Yến (Phong Phú Hà Nam), Lê Hoài Lương, Nguyễn Thị Tuyết Ngân (TP.HCM), Nguyễn Thị Thúy Hằng (Than Khoáng sản Việt Nam). |
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Tags