- ‘Bảo tàng kí ức’ về thương cảng phố Hội lừng danh một thời: Kiến trúc hoài cổ, sở hữu BST cổ vật quý và dịch vụ có 1-0-2
- Hơn 300 cổ vật và tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam được bán đấu giá tại Pháp
- Thừa Thiên – Huế: Tiếp nhận và trưng bày hai cổ vật triều Nguyễn
- Hai cổ vật triều Nguyễn lưu lạc ở nước ngoài trở về Cố đô Huế
Mang dáng dấp của một cuốn sách khảo cứu, Vàng son một thuở (Tri Thức Trẻ Books và NXB Thế giới ấn hành) là kết quả từ nỗ lực nhiều năm sưu tầm và gìn giữ những nét đẹp xưa cũ của một nhóm tác giả yêu lịch sử, yêu văn hóa.
Họ là nhà sưu tập Huỳnh Thanh, nhạc sĩ Huỳnh Việt Anh Khang và nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nguyễn Võ Trụ - những người thành lập fanpage Vàng son một thuở vào năm 2019 (hiện có 27.000 người theo dõi) với phương châm giới thiệu đến độc giả khắp nơi những cổ vật và di sản Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước.
Như chia sẻ, dù có xuất phát điểm và sở trường không giống nhau, cả ba tác giả đều có chung một niềm đam mê, nhiệt huyết với lịch sử. Họ đã cùng nhau kiếm tìm, sưu tập những món đồ xưa mang dấu tích của quá khứ, gói gọn trong cuốn sách Vàng son một thuở, đưa đến với người yêu lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Vàng son một thuở không trực tiếp đề cập tới các sự kiện lịch sử mà dùng cổ vật để kể lại những câu chuyện của quá khứ. Bằng cách tiếp cận mới, cuốn sách khai thác cổ vật từ nhiều khía cạnh, từ niên đại, đặc tính của chất liệu cho đến kỹ thuật chế tác hay những câu chuyện đằng sau, với mong muốn truyền đạt được giá trị của những cổ vật này đến với người đọc. Dù là đồ cung đình hay vật phẩm lưu truyền trong dân gian, chúng đều mang một tầm vóc riêng, cung cấp cho độc giả một góc nhìn vào cuộc sống thời xưa và là minh chứng không thể chối cãi về một thời vàng son.
Và, không chỉ là nơi kể lại câu chuyện của cổ vật, Vàng son một thuở còn mang tới cho người đọc những kiến thức quý báu thông qua kinh nghiệm mà nhóm tác giả dày công tích lũy. Những món đồ đa dạng xuất xứ tạo nên một cuốn sách bắc cầu quá khứ và tương lai. Xuất hiện trong cuốn sách không chỉ là những cổ vật có xuất thân cao quý, đến từ hoàng gia, quan lại hay tầng lớp quý tộc như ấn chương, bài ngà... mà cũng có những tác phẩm mang nét đơn sơ, giản dị như bạc chạm, đồ ngà, đồ sơn son thếp vàng, đồ gỗ chạm... nhưng vẫn đem lại những giá trị đặc biệt.
Vàng son một thuở gồm 12 chương, chia theo từng nhóm cổ vật: Ấn chương, bạc chạm, bài ngà, đồ cẩn ốc, đồ ngà, đồ sơn son thếp vàng, đồ sứ, nghiên mực, chế phong, pháp lam Huế và đồ gỗ chạm. Như chia sẻ, hoàn thành cuốn sách là một cuộc hành trình dài và trắc trở, yêu cầu sự chỉn chu kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Thực tế, đến nay, rất nhiều kỹ thuật chế tác xưa kia đã bị thất truyền, mà cơ hội phục hưng lại vô cùng mong manh.
Nhưng với mong muốn lan tỏa những thông điệp từ quá khứ, các tác giả và Tri Thức Trẻ Books đã cố gắng đưa tới tác giả một tác phẩm trọn vẹn nhất trong khả năng với những hình ảnh cụ thể nhất, cũng như những thông tin rõ ràng nhất về thời đại, chất liệu, kỹ thuật chế tác... của từng món đồ xưa vô giá.
Tags