Làm idol K-pop là một nghề khó khăn vì họ không chỉ cần đảm bảo chuyên môn trên sân khấu mà còn phải hy sinh đời sống riêng tư. Trong khi đó, diễn viên có đời tư thoải mái hơn.
Trong làng giải trí Hàn Quốc luôn tồn tại hai thái độ hoàn toàn khác nhau của người hâm mộ khi tin tức hẹn hò của thần tượng và diễn viên được đăng tải. Phản ứng của người hâm mộ trước việc các diễn viên hẹn hò thường vui vẻ và ủng hộ. Ngược lại, khi một thần tượng bị lộ hẹn hò, thái độ của người hâm mộ đa phần là phản đối, quay lưng lại với thần tượng.
Tại sao lại có sự khác biệt này?
1. Hình tượng
Các nhóm nhạc idol thường được xây dựng hình tượng riêng biệt. Công ty quản lý cố gắng tạo ra nhóm với đủ tính cách để thu hút nhiều fan. Hình tượng này đôi khi không phải con người thật của idol. Ngược lại, diễn viên không cần đóng vai ngoài đời. Họ diễn trên phim và được sống thật với mình ngoài đời.
2. Bản chất công việc
Trong ngành K-pop, các công ty luôn xây dựng hình tượng idol là độc thân. Họ tạo ra ảo tưởng cho fan về việc có thể hẹn hò với idol bằng cách yêu cầu idol thực hiện "fan service". Fan service có nhiều hình thức như: xây dựng hình tượng độc thân, ngây thơ, nói những lời ngọt ngào với fan trên mạng xã hội, chiều theo ý fan tại fansign, thân thiện với fan tại sự kiện,...
Mục đích của "fan service" là đánh vào tâm lý fan, khiến họ chi tiền mua đồ của idol để duy trì giấc mơ ngọt ngào đó. Khi idol bị lộ chuyện hẹn hò, giấc mơ này tan vỡ, fan cảm thấy bị phản bội và ngừng ủng hộ.
Diễn viên thì khác, vì tính chất công việc, họ có thể đóng cảnh tình cảm với bạn diễn khác giới - điều không tồn tại trong thế giới idol. Khi đánh giá diễn viên, khán giả quan tâm đến khả năng diễn xuất chứ không phải "fan service".
3. Khoảng cách với người hâm mộ
Idol thường xuyên tương tác với fan trên mạng xã hội, sự kiện, fanmeeting, fansign,... Điều này khiến fan dễ dàng nảy sinh tình cảm hơn với idol so với diễn viên. Diễn viên thường khó gặp ngoài đời vì họ ít tổ chức các hoạt động giao lưu với fan.
4. Cộng đồng fan
Fandom là yếu tố quyết định thành công của một nhóm nhạc idol. Fandom giúp nhóm đạt thành tích, lợi nhuận và là sức mạnh ảnh hưởng đến tương lai của nhóm. Các công ty quản lý vì thế đẩy mạnh "fan service" để chiều lòng fan. Thêm vào đó, fan K-pop thường trẻ tuổi, dễ quan tâm đến đời tư của idol.
Ngược lại, fan của diễn viên không bị giới hạn độ tuổi. Qua phim ảnh, diễn viên nhận được sự yêu mến của khán giả ở nhiều độ tuổi, từ thanh thiếu niên đến người lớn. Phim ảnh hướng đến công chúng rộng rãi hơn nhạc của idol. Do đó, thành công của diễn viên phụ thuộc vào khán giả chứ không phải fandom.
Làm idol là một nghề khó khăn, đòi hỏi họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải hy sinh đời tư. Việc fan quay lưng, ghét bỏ idol khi họ hẹn hò là điều đáng lên án. Idol cũng là con người, cũng có cuộc sống riêng.
Tuy nhiên, cách thức hoạt động của ngành công nghiệp idol đã tồn tại từ lâu và khó có thể thay đổi ngay lập tức.
Tags