Nhưng nếu để trẻ dùng thiết bị điện tử triền miên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý. Hơn thế, Tết là dịp gia đình nên sum vầy, quây quần bên nhau, nên hạn chế việc dùng điện thoại, máy tính.
Nếu trẻ xin sử dụng điện thoại, máy tính một cách tự do trong dịp Tết, cha mẹ sẽ ứng xử ra sao? Trách mắng, cấm đoán hay thả lỏng cho trẻ? Trước vấn đề trên, 3 cách ứng xử của các phụ huynh dưới đây dẫn đến kết quả hoàn toàn khác nhau.
Kiểu cha mẹ thứ nhất: Không tin sự tự giác của con và sẽ từ chối con
Cha mẹ kiểu đầu tiên luôn cho rằng, con xin "chơi một lúc" nghĩa là sẽ ngồi lì hàng giờ để chơi game, lướt web. Thậm chí, nếu không nhắc nhở, con say sưa dùng điện thoại đến mức quên ăn quên uống. Trước lời nhắc nhở của người lớn, trẻ chỉ gật đầu cho xong chuyện, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào màn hình.
Vì có suy nghĩ này nên khi con xin dùng điện thoại, nhiều cha mẹ sẽ từ chối và chê trách gay gắt: "Mẹ không muốn con động vào điện thoại trong những ngày nghỉ Tết", "Điểm số học kỳ vừa qua của con thế nào, chưa đủ thảm hại hay sao mà giờ còn xin chơi game",… Hoặc đơn giản phụ huynh sẽ rút cáp mạng hay mang điện thoại, máy tính giấu đi.
Trong tâm lý học có một hiện tượng gọi là "hiệu ứng trái cấm" – nghĩa là càng cấm thì người ta càng muốn có được.
Càng cấm trẻ sử dụng điện thoại, trẻ càng khao khát dùng và sẽ tìm mọi cách thực hiện mong muốn. Trẻ sẽ dùng trộm hoặc mượn điện thoại của bạn bè, người thân. Không chỉ vậy, trong tâm trí trẻ sẽ hình thành sự bất mãn, phản kháng và có hành vi chống đối cha mẹ. Điều này khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách.
Kiểu cha mẹ thứ hai: Luôn cho con sử dụng điện thoại
Nhiều cha mẹ thứ 2 lại có suy nghĩ, cho trẻ chơi điện thoại trong những ngày Tết là vô hại. Bởi trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để có thể học tập tốt hơn khi đi học trở lại. Vì thế, không ít phụ huynh phó mặc con cùng chiếc điện thoại. Họ muốn con được vui vẻ, hạnh phúc, tránh cảm giác thất vọng, buồn bã.
Tuy nhiên, đây không phải cách hay bởi dùng điện thoại triền miên trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ mải chơi thường thức khuya, thậm chí là bỏ bữa. Trẻ cũng không muốn phụ giúp cha mẹ việc nhà, chẳng thiết tha gì với khách đến chơi ngày Tết. Nguy hại hơn, khi kết thúc kỳ nghỉ để quay trở lại nhịp học tập, trẻ cảm thấy buồn chán, bí bách vì không được sử dụng thiết bị điện tử.
Cha mẹ vẫn nên từ chối việc trẻ xin dùng điện thoại, máy tính để chơi game, lướt mạng xã hội. Để tránh cảm thấy tội lỗi khi từ chối, các bậc cha mẹ hãy giải thích lý do cho con.
Kiểu cha mẹ thứ ba: Bình tĩnh và thiết lập ranh giới cho con
Có thể thấy 2 kiểu cha mẹ ở trên đều chưa khéo léo, tinh tế trước vấn đề con sử dụng điện thoại ngày Tết. Cha mẹ thông minh nên bình tĩnh, nhẹ nhàng nhưng vẫn cần cương quyết trước con.
Cha mẹ cần hiểu rằng, trong thời đại Internet bùng nổ, mạng xã hội, gamẹ là một phần gắn liền với thế giới của trẻ. Đó cũng là công cụ giúp trẻ giao tiếp với xã hội. Và nó khá hấp dẫn, có sức hút diệu kỳ đối với trẻ.
Điều cha mẹ cần làm không phải là cấm đoán hay bỏ bê trẻ mà cần ngăn chặn việc trẻ nghiện các thiết bị điện tử quá mức. Cách giáo dục khoa học nhất là giúp trẻ hiểu được tác hại của việc dùng quá lâu điện thoại, máy tính và thiết lập thời gian sử dụng cụ thể.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.
1. Thảo luận về quy tắc dùng điện thoại, máy tính:
Cha mẹ không nên kiểm soát mà nên quản lý phù hợp bằng cách lập ra quy tắc. Quy tắc này không sử dụng để can thiệp quá mức, trói buộc trẻ mà để trẻ tôn trọng và tự do trong ranh giới.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể quy định mỗi ngày, trẻ được sử dụng điện thoại, máy tính khoảng 2 tiếng. Trẻ tuyệt đối không được dùng khi ăn cơm và khi đi ngủ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giới hạn nội dung để đảm bảo trẻ tiếp nhận thông tinh lành mạnh, hữu ích.
2. Chuyển hướng sự chú ý của trẻ ra khỏi điện thoại di động
Đôi khi trẻ muốn chơi điện thoại di động trong ngày nghỉ bởi không có sự lựa chọn nào tốt hơn. Trẻ không tìm được điều gì thú vị hơn ngoài điện thoại di động, máy tính kết nối mạng Internet.
Vì thế, để giúp trẻ rời xa thiết bị điện tử, cha mẹ có thể hướng trẻ đến các hoạt động lành mạnh, đem lại nhiều lợi ích như: Chơi thể thao nhẹ nhàng, đọc sách, đi thăm viện bảo tàng, đi chơi công viên, đi thăm họ hàng,… Những giải pháp thay thế có thể khiến trẻ cảm thấy hấp dẫn hơn là việc ngồi hàng giờ dùng điện thoại.
Nếu tuổi thơ của trẻ có nhiều trải nghiệm thú vị thì chiếc điện thoại di động đương nhiên sẽ bị lùi về phía sau. Bởi trong thế giới thực, trẻ đã cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện và không dễ bị thu hút vào thế giới ảo từ các thiết bị điện tử.
Tags