Sau 5 năm đi làm, mức lương vẫn chỉ bằng sinh viên mới ra trường, tôi nhận ra 2 sai lầm cơ bản khiến bản thân mãi giậm chân tại chỗ

Chủ nhật, 15/01/2023 11:55 GMT+7

Google News

Sau 5 năm đi làm, thứ duy nhất của cô gái 28 tuổi này tăng, đó là tuổi tác và năm thâm niên. Dẫu đã gắn bó với công việc một thời gian dài xong mức lương của cô vẫn chỉ tương đương với một sinh viên vừa mới ra trường.

5 năm sau khi tốt nghiệp đại học, sự nghiệp của nhiều người đã đi vào quỹ đạo. Song vẫn có người ở thời điểm này, công việc vẫn gập gềnh với mức lương giậm chân tại chỗ như khi vừa ra trường. 

Xiaohong (28 tuổi, Thượng Hải, Trung quốc) là một trong số đó. "Năm năm sau khi tốt nghiệp, mức lương của tôi vẫn ở mức 3000 NDT, tương đương với thu nhập của sinh viên vừa với mới ra trường. Ngoài tuổi tác ngày càng cao, lo lắng càng nhiều, chỉ có năng lực và lương là không đổi", cô nói. 

Trước đó, thời sinh viên, cô có thành tích học tập tốt. Song sau 5 năm vẫn giậm chân tại chỗ khiến cô trở nên chán nản và có ý định về quê. Xiaohong cho biết bản thân không thích công việc hiện tại nhưng cô không biết phải làm gì sau khi nghỉ việc. 

Từ ngày ra trường và vào đời như một tờ giấy trắng, đến bây giờ khi đã gần 30 tuổi, Xiaohong vẫn cứ bối rối, mất phương hướng trong việc phát triển tương lai của mình. Mức lương trung bình, công việc không có đam mê lý tưởng, vật chất tích lũy được cũng chẳng là bao. Tuổi trẻ con người có bao nhiêu năm để tiếp tục lãng phí như vậy?

Hiện nay, trường hợp của như của Xiaohong không phải là hiếm. Giống như cô, nhiều người trẻ chọn lập nghiệp ở thành phố lớn nhưng đang trở thành cỗ máy làm việc được trả lương thấp. Họ đang phải vật lộn và không biết tương lai sẽ ở đâu.

Từ thực tế này chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao có người thăng tiến vững chắc ở nơi làm việc, xong có người lại giậm chân tại chỗ? Nếu bỏ qua yếu tố như gia đình, xuất thân, từ góc độ cá nhân, Xiaohong và những bạn trẻ tương tự đang mắc phải 2 sai lầm dưới đây: 

1. Thiếu kỹ năng mềm

Tại nơi làm việc khả năng được liên kết trực tiếp với mức lương của bạn. Nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp và không thể thăng tiến là do bạn thiếu năng lực, nghĩa là những gì bạn đã làm chưa đủ để hài lòng sếp. 

Ở đây bạn cần hiểu năng lực bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là mức độ thông minh, thành thạo các kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực đang làm việc, có thể hiểu là "làm được việc”. Kỹ năng mềm là cách bạn quản lý cảm xúc, làm việc nhóm, giao tiếp với đồng nghiệp và sếp...

So với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm phức tạp hơn rất nhiều. Nếu kỹ năng cứng chủ yếu dựa vào học tập và tích luỹ. Song kỹ năng mềm là những trải nghiệm khác nhau của từng người ở mỗi góc độ khác nhau vì thế không có tiêu chuẩn và phương pháp thống nhất. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính trải nghiệm của cá nhân để đúc kết và lĩnh hội. 

Sau 5 năm đi làm, mức lương vẫn chỉ bằng sinh viên mới ra trường, tôi nhận ra 2 sai lầm cơ bản khiến bản thân mãi giậm chân tại chỗ - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Trong điều kiện kỹ năng cứng ngang nhau thì kỹ năng mềm trở nên đặc biệt quan trọng. Ở nơi làm việc, bạn tiếp xúc với đủ kiểu người. Vì vậy các yếu tố như EQ, cách thức kiểm soát cảm xúc, làm việc nhóm... đều ảnh hưởng đến việc bạn có thể làm tốt mọi việc hay không. 

Nhiều người có thành tích học tập xuất sắc ở trường tuy nhiên lại thiếu kỹ năng mềm nên rất khó để đối phó với mối quan hệ phức tạp hay hợp tác với người. Việc này khiến bạn đơn độc ở nơi làm việc. 

2. Không cập nhật kiến thức mới 

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện, tốc độ cập nhật và vốn kiến thức tăng lên nhanh chóng. Nhiều ý tưởng, công nghệ và mô hình mới xuất hiện liên tục. Vì thế khiến trình độ lao động cạnh tranh ngày càng gay gắt. 

Với thực tế này đòi hỏi tất cả chúng ta buộc phải không ngừng học hỏi, nâng cao phẩm chất và năng lực về mọi mặt. Một người có thể thành thạo kỹ năng mới trong thời gian ngắn nhất hay không và liệu anh ta có thể tạo ra giá trị mới cho công ty hay không là cách để đo lường mức mức độ cạnh tranh của một lao động hiện nay. 

Nhiều người sau một thời gian dài rời xa ghế nhà trường , đam mê, hứng thú học tập không còn nữa, động lực chủ động tiếp thu kiến thức mới cũng thiếu. Việc đứng yên này khiến họ bị bỏ lại phía sau. Lý do này khiến họ dẫu nhiều năm thâm niên nhưng mức lương cũng chỉ bằng sinh viên năng động vừa với ra trường. 

Ngoài ra nhiều người khi tìm việc thường chú trọng đến sở thích hiện tại hơn là phát triển bản thân, không có kế hoạch nghề nghiệp, thường xuyên nhảy việc, không chú trọng đến khả năng thăng tiến của bản thân... điều này khiến họ khó có cơ hội được tăng lương. 

Sau 5 năm đi làm, mức lương vẫn chỉ bằng sinh viên mới ra trường, tôi nhận ra 2 sai lầm cơ bản khiến bản thân mãi giậm chân tại chỗ - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Không có gì đảm bảo bạn sẽ làm tại một công ty trọn đời. Hãy thử tưởng tượng với sự buông thả của bản thân ở hiện tại, bạn sẽ phải đối phó với tương lai nếu bị sa thải là như thế nào? Sống trong một thời đại đầy biến động, điều bất biến duy nhất chính là bản thân bạn cần phải linh hoạt biến đổi không ngừng. Bởi khi biến cố thực sự ập đến, những người không sẵn sàng sẽ là người đáng thương nhất. 

Do đó chỉ bằng cách điều chỉnh suy nghĩ, cố gắng cải thiện bản thân, bạn mới có thể vượt qua thử thách và khủng hoảng ở bất kỳ thời điểm nào.


Đinh Anh

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›