- Bác sĩ về hưu: ‘Muốn sống lâu không phải dựa vào đi bộ hay nghỉ ngơi nhiều, tất cả nhờ kiên trì làm 2 việc đơn giản!’
- Sau khi về hưu, tôi mới nhận ra 4 điều đắt giá thường bị bỏ qua ở tuổi trẻ nhưng lại khiến tuổi già khốn khó: Không sớm thay đổi hậu vận ắt gặp rắc rối
- Đôi vợ chồng IT rủ nhau về hưu, bán nhà phố, mua 1200m2 đất hoang ở quê làm nơi ẩn cư, sống mặc kệ sự đời
Nhiều người trong cuộc sống hiện đại đã theo đuổi lối sống tối giản, lành mạnh. Họ không chỉ bỏ đi những món đồ, thói quen không cần thiết mà ngay cả các mối quan hệ cũng vậy. Đối với những người trái tim không đủ vị tha, chúng ta cũng không nên kết giao hay thân thiết.
Đặc biệt, những người đã ở ngưỡng tuổi trung niên, xế chiều càng cần đề phòng những kiểu người dưới đây. Để tránh bị lợi dụng, hãm hại, tốt nhất bạn nên tránh xa họ.
1. Người thân sống ích kỷ
Khi có tuổi, bạn dễ bị người thân lợi dụng và lừa lọc đẩy bạn tới cuộc sống khốn cùng. Không phải lúc nào người thân cũng tốt, bên cạnh những người thật lòng cũng có cá thể chỉ muốn lợi dụng bạn. Họ sống ích kỷ, đặt quyền lợi của bản thân mình lên đầu tiên nên sẽ không hiểu cho hoàn cảnh của người khác.
Những người này sống cả đời chỉ nhìn vào sự sung túc, viên mãn của bản thân, quên đi người khác đang sống ra sao. Vì vậy, nếu phát hiện ra người thân của mình có lối sống ích kỷ, muốn lợi dụng người cùng 1 nhà thì hãy góp ý nhẹ nhàng với họ. Nếu họ không có sự thay đổi, bạn nên rời đi, cắt đứt mối quan hệ để tránh rước họa vào thân.
Lối sống ích kỷ với người trong gia đình mình sẽ khiến họ tự cô lập. Cái giá phải trả cho suy nghĩ sai lệch ấy chính là sự cô độc.
2. Người sống giả tạo
Có những người luôn “lấy mồm miệng để đỡ tay chân”. Họ chỉ nói suông chứ hiếm khi thực hiện được điều mình đã hứa. Lời nói và hành động bất nhất khiến người xung quanh mất đi niềm tin vào những người này.
Kiểu người trước mặt nói tốt về bạn hết lời, sau lưng lại chỉ thực hiện những hành động nhằm hạ bệ bạn sẽ mang tới nhiều hệ lụy. Lối sống đạo đức giả ấy khiến nhiều người không kịp trở tay vì lỡ tin tưởng vào những gì họ thể hiện.
Khi về già, bạn nên tránh xa những người có tính cách này. Bạn nên phòng trường hợp có ngày họ đặt điều và vu vạ, tới lúc đó chỉ sợ thanh danh của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Khi đã có tuổi, bạn đừng nên để những người có tính cách xấu xa ảnh hưởng tới mình. Ngược lại, hãy duy trì các mối quan hệ chất lượng, không coi trọng số lượng và sống 1 cuộc đời bình yên, tốt đẹp.
3. Người có thói quen xấu
Người xưa có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, khi tiếp xúc và thân thiết với những người có thói quen xấu, bạn sẽ dễ có xu hướng bị người ta ảnh hưởng. Nhiều người sống có thói quen nói xấu, nghĩ xấu về người khác sau đó phán xét, đánh giá họ 1 cách phiến diện.
Khi điều này trở thành thói quen, họ nhìn ai cũng chỉ thấy điểm xấu, quên đi mất điểm tốt. Vì thế những câu từ chê bai, phán xét liên tục xuất hiện.
Có người lại có thói quen khoe mẽ quá đà. Họ lúc nào cũng cho rằng cuộc sống của mình hoàn hảo và phô trương những thứ mình có. Điều đó có thể là gia đình giàu có, con cái học giỏi, được chồng chiều như bà hoàng… Việc khoe mẽ và phô trương khiến họ sinh ra tính cách tự cao, lúc nào cũng cho mình là nhất, giỏi giang hơn người.
Khi chúng ta có tuổi, các mối quan hệ của ta ngày càng ít đi. Bạn nên học cách trân trọng những mối quan hệ giá trị, tốt đẹp, những người không cần thiết trong đời thì nên tránh xa. Thay vì cứ chạy theo những điều độc hại thì việc dành thời gian, tâm huyết để vun đắp, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp xứng đáng hơn nhiều.
Hồi còn trẻ, chúng ta cần mở rộng mối quan hệ xã hội vì nhiều lý do. Lúc đó có lẽ ai cũng từng bị phản bội, lợi dụng, chơi xấu… ít nhất 1 lần vì giữ mối quan hệ với người xấu tính. Khi về già, chúng ta tôn thờ cuộc sống bình yên, tốt đẹp và hạnh phúc. Vì vậy chỉ cần bên cạnh ta có những người thân luôn chân thành, những người bạn luôn yêu thương thì đó đã là phúc đức, phước lành.
Theo Baidu
Tags