Đừng trách SEA Games

Thứ Tư, 27/11/2019 08:14 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - SEA Games 30 chưa chính thức khai mạc, mới chỉ có môn bóng đá bước vào thi đấu song những lời phàn nàn, kêu ca về công tác tổ chức đã xuất hiện với tần suất khá dày. Sân chơi lớn nhất của thể thao khu vực Đông Nam Á được tổ chức theo chu kỳ 2 năm một lần, dường như vẫn chưa xóa bỏ được cái tiếng “hội làng” vì sự thiếu chuyên nghiệp. Với thể thao Việt Nam, chúng ta sẽ ứng xử như thế nào, để vẫn đạt được mục tiêu chuyên môn và biến SEA Games thành bàn đạp để vươn ra ASIAD hay xa hơn là Olympic?

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam

Lịch thi đấu SEA Games 30: Lịch thi đấu SEA Games 30 môn bóng đá nam. Xem trực tiếp bóng đá U22 Việt Nam trên VTV6. Xem bóng đá trực tiếp VTV6: U22 Philippines vs Campuchia.

Lịch thi đấu, kết quả và trực tiếp bóng đá nam SEA Games 30:

* Xem bảng xếp hạng bóng đá nam U22 SEA Games 2019 mới nhất TẠI ĐÂY:

https://www.flashscore.com/football/asia/southeast-asian-games/standings/

* U22 Thái Lan 0-2 U22 Indonesia

* U22 Lào 0-0 U22 Singapore

* 15h00 ngày 27/11, U22 Myanmar vs U22 Philippines (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

* 19h00 ngày 27/11, U22 Campuchia vs U22 Timor-Leste (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

Thể thao Việt Nam đã và đang chịu tác động rất lớn bởi SEA Games. Với tần suất tham dự 2 năm/1 lần, SEA Games lại nằm xen kẽ giữa 1 kỳ ASIAD và 1 kỳ Olympic, đại hội thể thao khu vực thực sự là bản lề quan trọng để chuẩn bị cho việc chinh phục đấu trường châu lục và thế giới. Vậy nên, từ năm 2003 đến nay, SEA Games luôn “tiêu” một khoản rất lớn trong số tiền của ngành thể thao đầu tư để nâng tầm chất lượng nền thể thao nước nhà, thể hiện qua mục tiêu Top 3 tại các kỳ đại hội.

Chú thích ảnh
SEA Games bộc lộ ra nhiều bất cập, nhưng với TTVN điều quan trọng là cần xác định mục tiêu đích thực khi tham dự. Ảnh: TTXVN

Thế nhưng, việc đầu tư dàn trải để chạy theo thành tích tại SEA Games đã khiến thể thao Việt Nam trả cái giá rất đắt, rơi vào cảnh phú quý giật lùi về thành tích tại ASIAD 16, 17 và Olympic vào các năm 2004, 2012. Phải đến những năm gần đây khi xác định cách thức chinh phục SEA Games bằng các môn cơ bản (điền kinh, bơi), bằng các môn Olympic và ASIAD, thể thao Việt Nam mới thực sự vươn tầm. Thành quả ban đầu là tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2016 hay gần hơn là 4 HCV ở ASIAD 18, trong đó tấm HCV điền kinh của Bùi Thị Thu Thảo cũng là lịch sử.

SEA Games 30 chắc cũng sẽ vẫn thế, khó tránh khỏi cái tiếng hội làng nếu nhìn vào những sự cố mới xảy ra, đơn thuần như chuyện thiếu đồ ăn của các nữ cầu thủ. Nhưng TTVN thì chắc chắn sẽ phải khác. Chúng ta đến SEA Games với mục tiêu giành HCV bóng đá nam và nâng tầm chất lượng thành tích ở các môn Olympic, ASIAD, để từ đó nâng tầm chất lượng nền thể thao nước nhà. Vẫn còn rất nhiều giá trị quý báu về thành tích ở một giải đấu "hội làng", nếu chúng ta thực sự muốn tìm và xác định là tìm cho bằng được.

Đừng trách SEA Games là thế!

Vũ Lê

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›