- Người EQ cao sở hữu 3 thuật đối nhân xử thế để đường đời suôn sẻ: Sớm áp dụng thì dễ dàng chinh phục được lòng người
- IQ dùng để làm việc nhưng muốn thăng tiến bạn phải cần thêm cả EQ: Người khôn ngoan sẽ hiểu rõ 3 ‘quy luật’ bất thành văn chốn công sở
- Một bữa ăn nhìn rõ người EQ cao: Ai thường xuyên làm 3 hành động này xứng đáng kết giao lâu dài
Ứng xử với cấp trên luôn là vấn đề mà người đi làm nào cũng quan tâm. Nếu ứng xử không khéo léo, nó có thể ảnh hưởng tới tiền bạc và sự nghiệp của bạn.
Bạn là một nhân viên văn phòng, hẳn đã từng gặp nhiều trường hợp sếp nhắn tin hoặc gọi điện giao việc cho bạn ngoài giờ làm việc. Nếu sếp hỏi bạn đang làm gì, điều này có nghĩa là sếp đang lịch sự mở màn cho một cuộc trò chuyện, thực chất sếp đang có công việc muốn giao cho bạn làm.
Khi bạn nhìn thấy câu hỏi này của sếp, bạn không biết nên trả lời sếp như thế nào. Bạn vừa sợ sếp giao thêm việc cho bạn, vừa sợ làm mất lòng sếp. Vậy nên, khi sếp hỏi “XX đang làm gì đấy?” thì chúng ta nên ứng xử như thế nào cho thỏa đáng?
Những người sở hữu chỉ số EQ cao trước nay sẽ không trực tiếp nói rõ với sếp mình không muốn nhận thêm việc, mà sẽ khéo léo trả lời sếp như sau:
Thành thật trả lời “Tôi đang làm việc”
Hình minh họa
Nếu trong giờ làm việc mà cấp trên hỏi bạn đang làm gì, bạn có thể trả lời thành thật rằng mình đang làm các công việc thuộc trách nhiệm của mình. Nếu sếp muốn giao thêm việc cho bạn, sẽ có hai tình huống xảy ra.
Một là, sếp cho rằng công việc của bạn khá bận nên sẽ giao việc này cho người khác. Hai là, sếp vẫn giao việc này cho bạn, nhưng lúc này bạn có thể nói: “Tôi vẫn chưa hoàn thành công việc đang làm, sếp có thể giao cho đồng nghiệp khác làm hộ không?”
Nếu bạn là nhân viên công sở, nhất định sẽ không thích làm những công việc được sếp giao thêm, vậy nên, nếu có thể thì bạn đều muốn từ chối. Nhưng nếu không thể từ chối được cũng chỉ đành nhận, dù sao cũng đang trong thời gian làm việc.
Tuy nhiên, sếp giao việc trong ngày nghỉ, bạn có thể nói rằng mình vẫn đang chăm chỉ làm những công việc chưa hoàn thành trước đó. Bạn có thể vận dụng khéo léo kỹ năng ăn nói: “Công việc của tôi bận quá nên cuối tuần phải tăng ca, sếp thử hỏi xem các đồng nghiệp khác có thời gian rảnh không?”. Sếp nghe vậy sẽ khó đáp tiếp lời của bạn và chỉ có thể tìm người khác.
Lịch sự hỏi xem sếp cần giao việc gì
Minh họa
Nếu bạn nhận được tin nhắn của sếp, hãy lịch sự hỏi xem sếp có chuyện gì. Trước tiên sếp hỏi bạn đang làm gì, thực ra là để thăm dò thử xem bạn có đang online hay không, ngay lúc này bạn có thể nói rằng: “Sếp có việc gì cần nói với tôi sao?”
Điều này đôi khi sẽ khiến cấp trên không thể khéo léo nói ra ý định muốn giao thêm việc cho bạn. Một số nhà lãnh đạo khi thấy bạn nói như thế sẽ thẳng thắn trả lời: “ À, không có gì đâu, tôi chỉ quan tâm bạn một chút thôi.”
Nhưng một số nhà lãnh đạo vẫn sẽ nói những gì họ muốn bạn làm vào lúc này. Vì bạn có thể dự đoán trước được điều này, nên hãy chuẩn bị một tâm lý và suy nghĩ kỹ câu trả lời sếp. Điều quan trọng là bạn cần phải ăn nói khéo léo, không nên để sếp hiểu rằng bạn đang muốn tránh công việc sếp giao.
Trả lời sếp vào ngày hôm sau
Minh họa
Bạn hãy trả lời sếp vào ngày hôm sau, cách này có thể ứng phó hiệu quả với những tin nhắn mà sếp gửi cho bạn vào ban đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, không ai muốn tiếp tục làm việc vào thời gian nghỉ ngơi buổi tối cả.
Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn vờ như không biết gì và sớm hôm sau nhắn lại sếp: “Xin lỗi sếp, hôm qua đi làm về mệt quá, tôi về đến nhà liền đi ngủ, sếp có nhiệm vụ gì cần phân phó không ạ?
Nói tóm lại, sau một đêm, những việc mà sếp muốn giao thì cũng đã giao được cho nhân viên. Thay vì bạn nhận nhiệm vụ vào buổi tối, chi bằng nhận vào sớm hôm sau, chí ít bạn cũng sẽ có một buổi tối nhẹ nhõm, yên giấc.
Tại nơi làm việc, bạn nên có những nguyên tắc ứng xử cho riêng mình. Bạn có thể cố gắng, chăm chỉ trong công việc để đạt được mục tiêu, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải nhận thêm tất cả những công việc sếp giao cho, bất chấp thời gian làm việc.
Tags