Ngày 26/4 hàng năm là dịp để thế giới tôn vinh và ghi nhở về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ - một lĩnh vực pháp lý quan trọng, không chỉ bảo vệ sản phẩm trí tuệ mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền văn hóa, khoa học và công nghệ.
Ngày Sở hữu trí tuệ năm nay với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và Âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của Sở hữu trí tuệ; do Cụ Bản quyền tác giả ( Bộ VHTTDL); Sở VHTTDL Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức, diễn ra ngày 20/4/2025 tại TP.Hồ Chí Minh với các hoạt động hội thảo khoa học và tổ chức biểu diễn nghệ thuật, nhằm tuyên truyền, giới thiệu về các cơ chế, chính sách cũng như nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. Đây cũng là cơ hội giao lưu, kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, nắm bắt thông tin, cập nhật những xu hướng mới…, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Sở hữu trí tuệ - chìa khóa để phát triển bền vững
Sở hữu trí tuệ - chìa khóa để phát triển bền vững
Trong bối cảnh nền kinh tế sáng tạo ngày càng phát triển, việc nâng cao nhận thức và thực thi bản quyền càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, các nền tảng trực tuyến vừa mở ra cơ hội tiếp cận công chúng, vừa đặt ra những vấn đề nan giải trong quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Với nỗ lực hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tích cực tham gia các hiệp định thương mại, hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả trên thế giới nhằm xây dựng một hệ thống quản lý bản quyền hiệu quả, minh bạch và ngày càng chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của mình với cộng đồng quốc tế trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo tiền đề để ngành âm nhạc phát triển bền vững.
Trong suốt 23 năm qua, VCPMC là đại diện duy nhất của Việt Nam trở thành thành viên của Liên minh Quốc tế Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và lời (CISAC) và cũng đã mở rộng hợp tác với các tổ chức tập thể quyền trên thế giới. Hiện VCPMC đã ký thỏa thuận hợp tác song phương với các tổ chức tập thể quyền ở 168 quốc gia và vùng lãnh thổ. VCPMC không chỉ tập trung rà soát để tối đa hoá nguồn thu, mà còn có nhiều biện pháp xử lý và hạn chế tối đa các trường hợp xâm phạm bản quyền bằng các biện pháp công nghệ hay yêu cầu xử lý hành chính dân sự theo cách quy định của pháp luật, thậm chí khởi kiện tại toà nhắm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tác giả - chủ sở hữu tác phẩm Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên số, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp âm nhạc phát triển một cách công bằng. Với cam kết hội nhập quốc tế, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền tác giả và thúc đẩy sáng tạo. Việc tổ chức Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới tại Thành phố Hồ Chí Minh, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, không chỉ là sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng, mà còn là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định thành phố đang hướng tới trở thành một trung tâm sáng tạo. Đây là dịp để nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong việc phát triển nền công nghiệp văn hóa, đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường âm nhạc quốc tế.
Tags