Sông băng Gangotri tan chảy ảnh hưởng đến bản sắc Hindu và đời sống người dân Ấn Độ

Thứ Năm, 10/11/2022 21:00 GMT+7

Google News
Cover

Từ các thủ tướng, tỷ phú đến người lao động và các tu sĩ khổ hạnh, giấc mơ của người theo đạo Hindu là ít nhất một lần trong đời leo lên vùng núi Gaumukh trên dãy Himalaya, nơi bắt nguồn của con sông Hằng thiêng nhất ở Ấn Độ.

Nhưng sông băng ở cuối hành trình cheo leo này đang tan chảy nhanh chóng và dự báo một tương lai khô hạn ngày càng tăng đối với đất nước 1,4 tỷ dân vốn đang đối mặt với những thách thức lớn của biến đổi khí hậu.

Chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Friedrich Schiller ở Jena (Đức), bà Sheethal Vepur Ramamurthy cho biết: "Điều này khá ngạc nhiên, quá nhanh và diễn ra hằng ngày và từng giây. Chúng tôi thậm chí có thể nhìn thấy sông băng đang chảy. Đây là thực tế khắc nghiệt". Theo bà Schiller, biến đổi khí hậu đang gây ra tác động rõ rệt. Bà nói: "Dù mọi người có thể không thừa nhận, nhưng điều đó đang xảy ra trước mắt chúng ta và chúng ta chỉ cần chứng kiến".

Sông băng Gangotri tan chảy ảnh hưởng đến bản sắc Hindu và đời sống người dân Ấn Độ - Ảnh 1.

Sông băng Gangotri

Sông Hằng chảy qua khoảng 2.500km trên lãnh thổ Ấn Độ và đóng vai trò chính trong việc xác định bản sắc Hindu (những tín đồ sùng đạo gọi đây là ‘Mẹ Hằng’), cũng như cung cấp kế sinh nhai cho 500 triệu người dân Ấn Độ. 75 năm sau khi độc lập, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Đây cũng là nước có lượng thải khí CO2 lớn thứ 3 thế giới và sử dụng than đá nhiều thứ 2 thế giới. Hiện nước này đang phải chứng kiến các trận hạn hán, lũ lụt và tình trạng thiếu nước thường xuyên.

Ông Sanjeev Semwal, một giáo sĩ Hindu 53 tuổi tại thị trấn Gangotri, phía dưới sông băng, cho biết: "Sông Hằng là nền văn hóa, di sản, bản sắc của chúng tôi. Nếu con sông biến mất, cuộc sống và sự tồn tại của chúng tôi cũng mất". Ông nhấn mạnh bất cứ điều gì tác động đến dòng sông này "sẽ đều khiến mọi người lo lắng".

Gia đình ông đã nhiều thế thệ phục vụ tại đền thờ thần Ganga (nữ thần Sông Hằng) bên bờ con sông nước bắt nguồn từ sông băng, thu hút hàng trăm nghìn người mộ đạo đến thăm mỗi năm, tăng hơn rất nhiều so với chỉ vài trăm người vào thời cha của ông. Ông Semwal cho biết sự hiện diện của con người và các điều kiện khí hậu của vùng đã thay đổi. Khu vực này là một thế giới thu nhỏ của những thay đổi lớn hơn trên toàn Ấn Độ: thị trấn Gangotri đã thay đổi bộ mặt nhờ xây dựng trong những năm gần đây và giờ đã xuất hiện nhiều cửa hiệu, cơ sở du lịch với đường giao thông rộng mở. Trong khi đó, theo Viện Wadia nghiên cứu địa lý Himalaya, sông băng mang tên thị trấn này đã thu hẹp 1,7km trong vòng 90 năm qua. Các thảm họa thiên nhiên gây chết người xảy ra ngày một thường xuyên: ít nhất 26 người đã thiệt mạng trên đường leo lên sông băng Gangotri tháng 10 vừa qua. Một vụ tan chảy sông băng xuống vùng này đã làm ít nhất 72 người thiệt mạng và khoảng 5.000 người thiệt mạng trong năm 2013 khi mưa lớn dẫn tới lụt lội gần một điểm hành hương Hindu.

Sông băng Gangotri tan chảy ảnh hưởng đến bản sắc Hindu và đời sống người dân Ấn Độ - Ảnh 2.

Ấn Độ là một trong những quốc gia phụ thuộc vào nước nhiều nhất thế giới. Nước này chiếm 17% dân số thế giới nhưng chỉ sở hữu 4% nguồn nước thế giới. Trung tâm chính sách công NITI Aayog cho biết khoảng 600 triệu người đang phải đối mặt với "sức ép về nước từ mức cao đến rất cao".

Ủy ban liên chính phủ của LHQ về Biến đổi khí hậu hồi tháng 2 cho biết an ninh lương thực và các nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp như Ấn Độ là "dễ bị tổn thương nhất" trước các tác động của sự nóng lên toàn cầu. Dự báo sản xuất gạo của nước này có thể giảm từ 10-30%, ngô giảm 25-70% do nhiệt độ tăng cao, nước ngầm ngày càng khan hiếm và các điều kiện thời tiết cực đoan

Ấn Độ đã trải qua tháng 3/2022 với nhiệt độ nóng nhất vào thời điểm này trong năm, khi một đợt nóng đã khiến cuộc sống của hàng trăm triệu người trở nên khó chịu. Trong khi đó, nghèo đói vẫn lan rộng và gần 45% hộ gia đình không được kết nối với hệ thống nước sạch.

Sông băng Gangotri tan chảy ảnh hưởng đến bản sắc Hindu và đời sống người dân Ấn Độ - Ảnh 3.

Lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu của Ấn Độ vẫn là ngành có nhiều lao động nhất và sử dụng nước nhiều nhất. Người nông dân khai thác các mạch nước ngầm thông qua giếng và máy bơm. Nhưng các thách thức về môi trường đã buộc người nông dân ở một số nơi phải rời bỏ ruộng đất.

Bà Manshi Asher, thành viên nhóm vận động Himdhara, cảnh báo: "Khủng hoảng khí hậu không phải là điều chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai, mà là điều đang xảy ra. Nếu chúng ta không hành động thì những người được hưởng lợi sẽ tiếp tục sống trong không gian an toàn trong khi hầu hết những người khác phải sống trong cảnh thiếu nước và bị tác động của khủng hoảng khí hậu".

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›