Lý thuyết 4 lò lửa (The 4 burners theory): Hãy tưởng tượng cuộc đời của bạn như một chiếc bếp có 4 lò lửa tượng trưng cho 4 mặt quan trọng của cuộc sống: Gia đình – Bạn bè – Sức khoẻ - Công việc. Để thực sự thành công, bạn phải tắt đi một bếp lò. Thời điểm hiện tại, Soobin khá tự tin vì đã dần học được cách để cân bằng mọi thứ và “tắt bếp” đúng lúc chứ không còn nằm trong vũng lầy của sự chênh vênh, lúc nào cũng thiếu cái này mất cái kia như nhiều năm trước đây. Đi diễn vừa đủ, cặm cụi trong phòng thu, học cách trò chuyện và dành thời gian cho bản thân nhưng vẫn đảm bảo không khiến người thân có cảm giác bị bỏ lại phía sau. Soobin hăng say nói về “luật all-in” mà anh chàng đã áp dụng và thấy khá hiệu quả: “Trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, mình sẽ toàn tâm toàn ý vào sản phẩm âm nhạc. Lúc đó sẽ không làm bất kì việc gì khác ngoài viết và sản xuất nhạc. Thường nó sẽ kéo dài từ tháng 11, 12 cho đến tháng 4, 5. Thời gian còn lại mình sẽ dành cho bản thân, cho gia đình, cho bất kì việc gì mà mình thích cho dù là ngẫu hứng nhất”
Như một lẽ thường tình, để đến được đoạn cân bằng thì ai cũng phải mất cân bằng vài lần, thậm chí là té rát cả mặt, Soobin cũng không ngoại lệ.
Khác với hình dung của số đông về một “party animal” chính hiệu, Soobin khi không đứng trên sân khấu lại hạn chế tối đa những nơi đông đúc, ồn ã. Anh chàng hăng say kể về chuyến đi đầu năm kết hợp diễn countdown của mình. Soobin đùa rằng mình là… đứa con của thần biển vì cứ hễ đi biển là thấy thoải mái. Chỉ cần buổi chiều đẹp trời, cắm tai nghe vào và “thưởng” mấy bài nhạc hay ho là đã quá đủ. Lần đó Soobin đã nghe đi nghe lại Golden Hour của JVKE và một bản piano không lời. Với anh chàng, đó là khoảnh khắc dành riêng cho việc nói chuyện với bản thân, gỡ bớt những lúng túng trong lòng và “phục hồi” đam mê sau chuỗi ngày mải miết cuốn vào cơn lốc xoáy của công việc.
Ngoài đam mê âm nhạc vốn đã chảy trong máu, Soobin năm qua còn quan tâm nhiều đến những khía cạnh khác của nghệ thuật như thời trang và tranh vẽ. Bất ngờ hơn khi người truyền cảm hứng mỹ thuật cho anh chàng lại là Touliver. “Dạo gần đây anh Tou đang vẽ tranh và rất hay gửi những bức tranh đẹp sang rồi hai anh em cùng bàn luận, phân tích. Trước đây mình hơi tự ti vì không biết vẽ, hoặc nói đúng hơn là mình vẽ rất xấu. Đến tận bây giờ vẫn giữ nguyên những nét vẽ từ thời mẫu giáo, cấp một, cấp hai như kiểu cái nhà, ông mặt trời, cái cây ấy. Nhưng nhờ được anh Tou ‘chỉ dạy’ về mảng ‘contemporary art’ (nghệ thuật đương đại) mà mình đã có được những ấn tượng thị giác rất mạnh và khiến mình hứng thú. Anh Tou vẽ ra được nhiều layer bắt mắt lắm! Hiện Soobin đang học và cố gắng thử nghiệm thêm, thời gian tới có lẽ sẽ dành nhiều hơn cho việc vẽ tranh đấy!”
"Sắp tới, SOOBIN sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc vẽ tranh".
Bất kì nghệ sĩ nào, cho dù lão làng hay tân binh đều có những bài toán nan giải cho sự nghiệp của mình. Làm thứ mình thích hay làm thứ khán giả thích? Nên đi theo trend hay làm người tạo ra trend? Mà nếu tự tạo thì đó sẽ là trend gì, liệu có hiệu quả không?
Có một thời điểm mà khán giả nhìn thấy khá rõ biên độ dao động trong phong cách âm nhạc của Soobin. Công chúng thì yêu mến và gán cho anh chàng nickname “hoàng tử ballad”, nhưng ai theo dõi Sibun từ ngày đầu đều biết rằng đây là một nghệ sĩ có cái tôi trong âm nhạc cực lớn. Tính nổi loạn và tự do, phóng khoáng của đường phố từ những ngày còn hoạt động với tư cách một nghệ sĩ underground dường như vẫn còn phảng phất đâu đó đằng sau hình ảnh của một ca sĩ thị trường có tên tuổi vững chắc. Nếu cái khó của nghệ sĩ khác là chưa tìm được thứ hiệu quả nhất với mình thì cái khó của Soobin lại đến từ việc… cái gì cũng làm được. Đã thích, đã thử, đã thành công, và cái nào cũng đầy hứa hẹn.
Sự bản lĩnh của nghệ sĩ đôi khi nằm ở việc dù họ bối rối, họ loay hoay nhưng không một ai được phép thấy hình ảnh ấy. Họ cứ âm thầm làm việc và tự tìm ra cách. Những lúc như thế, Soobin chọn cách đi tìm những góc nhìn mới, những lời động viên từ anh em, từ quản lý hoặc người thân. “Quen mặt” nhất là hai người anh Touliver hoặc SlimV.
Không thể nói chính xác là mình đã hết loay hoay nhưng ít nhất là Soobin giờ đây có sự tự tin về những sản phẩm âm nhạc cá nhân. Mình không còn sự dè chừng như trước hay thấp thỏm sợ không biết khán giả có thích hay không. Có những dòng nhạc Soobin biết là nó sẽ khó nghe với số đông nhưng mình cảm thấy thoả mãn với nó, cảm thấy được “bung xoã” và không cần cất giấu nữa.
Có thể mọi người không để ý nhưng từ năm 2015 đến giờ, chưa chưa một năm nào Soobin ngừng làm nhạc hay không ra sản phẩm. Đối với Soobin, nếu không ra được ít nhất một sản phẩm trong năm thì mình sẽ rất khó chịu. Soobin yêu nghề và muốn cống hiến trọn vẹn cho âm nhạc nên dù âm nhạc của mình tiếp cận được số đông hay không thì mình vẫn sẽ làm việc và ra ít nhất 2-3 sản phẩm. Mình nghĩ như thế cũng là một cách để thể hiện cái tâm với Tổ nghiệp vì đã cho mình cơ hội để làm việc.
Một trong những cảm giác khó chịu nhất của nghệ sĩ chính là giai đoạn chờ những “đứa con” của mình được ra mắt, và kinh khủng hơn nữa khi những sản phẩm đó mãi mãi nằm im trong bóng tối và “chết yểu” trong những folder mang tên “demo”, “unreleased”. Là một nghệ sĩ tham gia vào toàn bộ quá trình sáng tác và sản xuất các sản phẩm của mình, Soobin không “cam tâm” khi thấy những ca khúc ngày qua ngày đóng bụi càng dày.
Với những bài hát đã “thành hình” nhưng không được ekip chọn lựa để quảng bá, Soobin… sẽ cho hết vào album! Mỗi một ca khúc đều là chất xám và là cảm xúc mà người nghệ sĩ đã đặt hết vào, vậy nên anh chàng quyết tâm “bảo kê” toàn bộ cho những sáng tạo của mình! Khi nhắc đến hai từ “tham vọng", cảnh giới cao nhất mà Soobin muốn đạt đến chính là chỉ cần nhạc phát lên là khán giả biết ngay đó chính là âm nhạc của Soobin!
Đến khi muốn làm thì thời điểm đã không còn phù hợp nữa rồi! Nên cái gì làm được ngay bây giờ thì phải làm ngay thôi! Mình biết một vài người nhiều demo nằm chờ lắm, như anh JustaTee chẳng hạn. Những đứa con của anh JustaTee chắc buồn lắm đấy...”
"Nhạc của mình nếu không được ra mắt nó biết buồn đấy! Nhạc của anh JustaTee chắc buồn lắm".
Hồi 27, 28 tuổi Soobin cũng nghĩ đến việc đấy, cũng thắc mắc mình đã lên đến đỉnh cao chưa, còn nấc thang nào cần chinh phục không? Sau này mới nhận ra năng lực của mỗi người là vô hạn, với điều kiện mình phải chịu khó khám phá và đào sâu. Sức chịu đựng của con người cũng thế, chỉ cần dồn toàn tâm toàn lực thì sẽ luôn có những cái đỉnh cao hơn dành cho mình.
Giới hạn và bài test khó nhất mình từng vượt qua chính là tiết mục live performance The Playah. Biểu diễn 8 phút đồng hồ, vừa hát vừa nhảy vừa chơi nhạc cụ là một thử thách rất lớn. Trước khi vào set mình cực kì lo lắng nhưng cứ mỗi lần trình diễn xong Soobin lại có nhiều kinh nghiệm và động lực bắt mình phải làm tốt hơn, tốt hơn nữa. Khi đã chinh phục xong đề bài tưởng chừng bất khả thi của The Playah, bây giờ mình lại đi tìm những sản phẩm khó hơn để cả bản thân và khán giả đều phải “wow”. Mình không muốn ra những sản phẩm an toàn, nhàn nhạt và không đọng lại gì.
Từ lâu Soobin xem TikTok như một công cụ để mình quảng bá sản phẩm chứ không xem nó là nguồn sống hay cần phụ thuộc vào. Tất nhiên chúng ta đang sống trong đời đại 4.0, bất kì nền tảng nào cũng có những lợi ích nhất định nhưng đồng thời mình cũng nhìn ra “điểm ngược”, nhìn ra mặt trái của nó.
Khá là đáng buồn khi mọi người đang bị tâm lý muốn sản phẩm của mình đến với khán giả nhanh hơn chỉ nhờ TikTok. Viết một bài nhạc, mới chỉ câu đầu tiên nhưng đã nghĩ đến việc làm sao cho nhiều người cover, làm sao cho người khác remix để nó hot. Đó là một tình trạng không vui của âm nhạc Việt Nam. Soobin đã chứng kiến nhiều trường hợp bài hát vang lên 30 giây và khán giả chỉ nhớ đúng 30 giây đó, còn lại toàn bộ intro, ver 2, ver 3 thế nào mọi người không biết luôn. Soobin không chắc những người viết nhạc khác cảm thấy thế nào nhưng với Soobin, nếu khán giả chỉ biết một đoạn điệp khúc trong sáng tác của mình thì Soobin thấy không vui. Điều đó làm mất đi giá trị và cốt lõi của âm nhạc, làm phí công sức của những người làm nên tác phẩm và không hề công bằng với họ.
Mình không phủ nhận rằng rất nhiều bài hát nổi tiếng nhờ những đoạn 30 giây viral, đó là một phạm trù khác nhưng với Soobin, mình vẫn muốn bảo lưu những yếu tố cốt lõi của âm nhạc. Mọi người nghe nhạc hãy nghe cả bài để cảm nhận được tính nguyên bản (originality). Nghe remix đúng là vui tai thật nhưng bản gốc mới là nơi bắt đầu của mọi thứ. Hãy nghe nhạc một cách nguyên bản để những người làm beat, những người viết nhạc, viết lời cảm thấy công việc của mình có giá trị và tiếp tục làm ra những sản phẩm tiếp theo.
Mà muốn tạo nên sự thay đổi chắc chắn cần sự chung tay của một cộng đồng. Khi mọi người có cùng tiếng nói và hành động, cái thông điệp mà mình muốn hướng đến sẽ dễ dàng lan xa hơn. Mình thấy bây giờ có rất nhiều khán giả yêu nhạc, những hội nhóm, page có lượng thành viên đông đảo. Nếu mọi người liên kết lại và đủ công tâm trong tiếng nói của mình thì số đông sẽ dần dần nhận ra. Cả các nghệ sĩ cũng nên liên kết với nhau để bảo vệ giá trị âm nhạc của thị trường, một cách thật fairplay và cùng nhau tiến bộ. Tại Mỹ, các nghệ sĩ dù hoạt động tự do và rất thoải mái nhưng mọi người luôn đấu tranh vì những điều đúng đắn cho nền công nghiệp âm nhạc, đồng thời cạnh tranh một cách công bằng. Phải như vậy thì thị trường mới lớn mạnh!
"Các nghệ sĩ cũng nên liên kết với nhau để bảo vệ giá trị âm nhạc của thị trường"
Thật trùng hợp vì dạo này mình cũng có nhiều đứa em ở độ tuổi đó và cũng hay cho các em kinh nghiệm sống. Nói là “dạy dỗ” thì nghe hơi quá, thực ra là truyền tí kinh nghiệm và chỉ bảo thôi.
Điều đầu tiên mà Soobin muốn Hoàng Sơn nhớ đó là sức khoẻ. Nó là thứ duy nhất mà mất đi sẽ không thể lấy lại được. Vậy nên hãy chú ý đến bản thân và đừng lãng phí sức khoẻ.
Điều thứ hai: nên suy nghĩ kỹ về những thứ mình sẽ làm và đưa ra nhiều lựa chọn cho việc đấy, đừng chỉ có duy nhất một option vì như vậy rất nguy hiểm. Nên có những người anh em cùng mình thảo luận nữa nhé!
Bài học cuối cùng là về chuyện tình cảm, cái này chắc mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau nhưng tóm lại thì vẫn luôn là lời khuyên: Lắng nghe con tim nhiều hơn nhưng xử lý mọi thứ bằng lý trí.
Chỉ vậy thôi.