- ‘Siêu lừa’ bỏ túi gần 7 tỷ đồng không cần vốn: Hẹn hò với 18 người đàn ông cùng một lúc, làm một điều tất cả đều ngoan ngoãn nộp tiền
- Cuối năm bạn vay tiền dễ hao tài tốn của, sứt mẻ tình cảm: Nói 3 câu này xử lý 'vẹn cả đôi đường'
- Hóa ra 4 loại thực phẩm này lại không hề giúp bạn giảm cân, thậm chí chúng còn chứa nhiều calo hơn cả thịt mỡ
Hiện nay, nhiều người ngại đi họp lớp vì tiền lương, 'địa vị' thua bạn bè.
Sau 1 năm làm việc vất vả, họp lớp cuối năm là dịp hiếm hoi để tất cả bạn bè có mặt đông đủ, ôn lại chuyện cũ và chia sẻ những điều mới trong cuộc sống. Thông thường sau khi tốt nghiệp, số người tham gia họp lớp đông nhất vào năm đầu tiên, sau đó giảm dần theo thời gian. Vậy tại sao ngày càng có nhiều người miễn cưỡng tham gia họp lớp đến vậy?
Theo Sina, những người từng trải qua đã đưa ra 4 lý do thiết thực khiến nhiều người "khước từ" chuyện họp lớp. Ai nghe cũng phải gật gù!
1. Sau khi kết hôn, nhiều người vì "bận rộn" mà không thể tham gia
Sau khi tốt nghiệp, mỗi người đều có gia đình riêng, cuộc sống riêng, và những mối quan hệ riêng. Do đó, vào những ngày cuối năm, họ có thể vì bận rộn mà không thể sắp xếp thời gian để tham gia những cuộc họp lớp. Hơn nữa, cũng có trường hợp vì bạn bè ai cũng có cuộc sống riêng tư, vì ít liên lạc với nhau nữa nên tình cảm cũng vơi dần và trở nên xa cách. Cũng vì thế mà nhiều người e dè tham gia vì những buổi họp lớp giờ đây chẳng khác gì một cuộc hẹn giữa những người xa lạ.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bạn bè trong lớp ngày xưa từng là người yêu cũ của nhau. Do đó, nhiều người chọn vắng mặt trong những buổi hợp lớp để tránh gặp gỡ người cũ và tránh bị bạn bè trêu đùa.
2. Có sự phân cực về địa vị xã hội, nhiều người đi họp lớp để ''khoe giàu''
Nhiều năm sau khi tốt nghiệp, cuộc sống của mỗi người đã thay đổi, trải nghiệm cuộc sống của mỗi người vì thế cũng khác nhau. Có người thuận buồm xuôi gió, cũng có người chật vật giải quyết chuyện cơm áo gạo tiền. Thời gian trôi qua, khoảng cách về địa vị xã hội, giàu nghèo giữa các bạn cùng lớp sẽ ngày càng rộng hơn. Môi trường sống khác, vòng tròn quan hệ cũng khác đi rất nhiều, chủ đề chung cũng ngày càng ít.
Từ bao giờ, ngày hội ngộ của bạn bè cũ lại trở thành ngày hội khoe giàu, khoe con của một số người ''khấm khá" hơn. Trong ngày họp lớp, họ thường khoe khang, thể hiện bản thân một cách quá đà. Điều này vô hình trung sẽ khiến những người có sự nghiệp và cuộc sống không như ý lại cảm thấy rất tủi thân và e dè với những buổi họp lớp cuối năm. Bởi thế nên họ từ chối tham gia và số người đến họp lớp cũng vì thế mà ngày càng giảm dần theo từng năm.
3. Nhiều người tham gia họp lớp với "động cơ xấu"
Những buổi họp lớp cuối năm thường là nơi để bạn bè tụ họp, hàn huyên chuyện cũ. Thế nhưng hiện nay, đây còn là nơi để nhiều người tham gia với những "mục đích mới". Trên thực tế, không ít người tìm đến các cuộc gặp gỡ, hội họp để tiếp cận những người có thể mang lại những cơ hội hay lợi ích cho họ. Thay vì ôn lại chuyện cũ, những câu nói xu nịnh lại xuất hiện nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những buổi họp lớp cuối năm không còn là những buổi gặp mặt đơn thuần, mất đi ý nghĩa vốn có của nó.
4. Chi phí tiệc tùng ngày càng cao
Bạn có nhận thấy rằng chi phí cho các cuộc hội họp ngày càng cao hơn không?
Trước đây, nếu một bữa tiệc hội ngộ bạn bè với hình thức đơn giản, mọi người gặp mặt hàn huyên vui vẻ là chính thì giờ đây, những cuộc gặp gỡ lại bị biến tấu thành những cuộc nhậu nhẹt không hồi kết. Nhiều hội nhóm thường chọn những nơi nổi tiếng, sang trọng nhất để tổ chức, cũng vì thế mà chi phí bỏ ra cũng đắt đỏ và gia tăng theo từng năm.
Những con số này với nhiều người là "chuyện nhỏ" nhưng lại là "vấn đề" với những người khác. Trong số các bạn cùng lớp, một số người không quá giàu, thậm chí, số tiền họ phải bỏ ra cho một cuộc họp lớp cũng khiến họ phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Đây cũng là một trong những lý do nhiều người ái ngại việc đi họp lớp. Hiện nay, số người không tham gia họp lớp cuối năm vì muốn tiết kiệm một khoản tiền là không ít. Với họ, dùng số tiền đó cho một việc khác đôi khi sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Ngôi nhà 40m2 không chịu di dời khiến cầu cao tốc phải 'tách đôi' ở Trung Quốc: Được đền bù thỏa đáng nhưng không chấp nhận, kết cục phải sống giữa khói bụi và tiếng ồnTags