Tặng quà dịp lễ Tết, tặng ĐẮT không bằng tặng ĐÚNG: Những lưu ý quan trọng khi tặng quà để không biến món quà trở nên vô duyên và làm người nhận bối rối

Thứ Hai, 16/01/2023 15:09 GMT+7

Google News

Món quà vừa thể hiện được tấm lòng người trao và khiến người nhận vui vẻ, hạnh phúc. Đó là cả một nghệ thuật.

Tặng quà cho người thân và bạn bè trong dịp Tết nguyên đán đã sớm đã trở thành một phong tục truyền thống. Trong thời buổi vật chất khan hiếm, "quà tất niên" cũng chỉ là thuốc lá, rượu chè, hộp mứt… Món quà tuy không đáng giá là bao, nhưng nó quý ở tấm lòng. Nhưng ngày nay, với đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, ngày càng có nhiều người không "vô cảm" với việc nhận quà gì, thì cũng lo lắng không biết nên tặng quà gì.

Từ thành phố lớn đến làng quê, bạn nghĩ gì về "quà tất niên"? Quà gì tặng không đúng, quà nào không muốn nhận? Làm thế nào để thể hiện tình cảm của mình thông qua quà tặng tốt hơn, đồng thời vẫn kế thừa được những phong tục tốt đẹp và để quà tặng trở về với ý nghĩa ban đầu của chúng?

Dưới đây là chia sẻ về "quà tất niên" của những người lao động xa nhà.

Một gia đình sống ở một thị trấn hẻo lánh, họ muốn món quà gì?

Tặng "đúng" còn hơn tặng "đắt"

Quê tôi ở một thị trấn khá hẻo lánh, kinh tế hàng hóa không phát triển. Vài năm trước, có hai siêu thị trong thị trấn nơi bạn có thể mua các nhu yếu phẩm cơ bản hàng ngày; nhưng nếu mua những thứ cao cấp hay mới nhất thì vẫn phải lên thành phố. Vì vậy, mang quà Tết từ thành phố về một mặt là để bày tỏ tấm lòng, mặt khác, có một số thứ ở thành phố quả thực là "hàng hiếm" đối với người thân, bạn bè ở quê tôi.

Tôi nên tặng gì? Mọi người ở nhà thích gì? Điều này cũng khiến tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Tặng thuốc lá và rượu? Không nên, vẫn nên tặng thứ gì đó lành mạnh với sức khỏe một chút.

"Thích chứ, thích chứ, mẹ sẽ dùng nó!" Mẹ tôi mừng rỡ lấy từ trong vali ra hai hộp nhân sâm Hàn Quốc. Tôi đã mua hai hộp sâm Hàn Quốc này từ một cửa hàng thuốc cổ truyền, nơi rất khó có thể tìm thấy ở quê tôi. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, sức khỏe không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng bà có một số vấn đề nhỏ như hay thức giấc về đêm, ho và khô miệng. Nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, tôi hy vọng những bệnh vặt đó của mẹ tôi sẽ thuyên giảm sau khi dùng sâm.

"Đây là lần đầu tiên chị thấy loại dầu ô liu cao cấp này. Trưa nay nấu ăn chị sẽ thử luôn nhé!", chị tôi là một bác sỹ, chị ấy biết việc ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, nhưng chị ấy không thể tìm thấy dầu ô liu ở siêu thị trong thị trấn, mắt chị ấy sáng lên khi nhìn thấy món quà tôi tặng. Khi tôi còn học đại học, mỗi lần về nhà, chị gái đều nhờ tôi mang cho chị ấy hai chai dầu gội đầu, vì chị ấy sợ dầu gội trong siêu thị trong thị trấn là hàng giả. Hai năm trở lại đây, chị tôi không còn cần đến "món quà" này nữa. Chị bảo rằng các sản phẩm trong siêu thị thị trấn khá phong phú, ít hàng nhái.

Anh rể tôi là bác sĩ ngoại khoa tại Trung tâm Y tế thị trấn và thường trực ca đêm. Anh ấy thích uống trà để tỉnh táo, nhưng thu nhập của anh ấy không cao, bình thường cũng không nỡ bỏ ra quá nhiều tiền để mua những loại trà ngon đắt tiền. Lần này tôi đặc biệt mua cho anh ấy một hộp trà ngon từ một quán trà lâu đời ở thành phố. Anh ấy rất phấn khởi, pha trà cho cả nhà uống, rồi tấm tắc khen: "Ngửi mùi là đã biết là trà hảo hạng rồi! Từ giờ tặng quà Tết cho anh rể không phải tặng rượu bia thuốc lá gì nhé, tặng anh 'sức khỏe' là được rồi!"

1 bông hồng đúng lúc không bằng 1000 đô đến muộn: tặng quà dịp lễ, tặng "đắt" không bằng tặng "đúng" - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tặng tiền? Chi bằng tặng gì đó thiết thực

Đứa cháu trai nhỏ đã đi học lớp một, ngày xưa mỗi lần về quê ăn Tết, tôi thường mua đồ chơi cho thằng bé, nào là máy bay không người lái, ống nhòm, ô tô điều khiển từ xa... Tất cả đều là "đồ xịn mua trên thành phố", thằng bé thường khoe với bạn bè như vậy. Lần này tôi hỏi thằng bé muốn món quà gì, thằng bé nói muốn có một cuốn từ điển điện tử. Tôi lập tức đặt và gửi về nhà cho thằng bé trước. Thằng bé rất vui, cười khúc khích vui vẻ khi gọi điện cảm ơn tôi.

Kể từ sau khi đi làm, một năm tôi chỉ được về nhà hai ba lần, mỗi lần chỉ được ở vài ngày. Mỗi lần tôi quay lại thành phố, mẹ đều rất buồn. Kể từ khi ba qua đời, mẹ tôi thường rất cô đơn, luôn mong được gặp tôi và chị gái thường xuyên hơn. Mẹ thường đến nhà chị gái, không chỉ để gặp cháu trai mà còn để gọi video với tôi trên điện thoại di động của chị ấy.

Mẹ tôi luôn sử dụng điện thoại di động loại dễ sử dụng cho người già, và bà cũng chỉ có thể thực hiện và nhận cuộc gọi và đọc tin nhắn văn bản. Rất nhiều lần tôi đề nghị mua điện thoại thông minh nhưng mẹ đều không đồng ý, thứ nhất là sợ tốn quá nhiều tiền, thứ hai, là mẹ sợ mình không biết dùng. Hai năm trở lại đây, thấy hàng xóm thường xuyên dùng điện thoại thông minh gọi video với con mình, mẹ mới bắt đầu thay đổi suy nghĩ.

"Dạy mẹ vài lần là mẹ sẽ biết dùng thôi." Chị gái nhắn tin cho tôi và đồng ý với dự định mua điện thoại thông minh cho mẹ của tôi. Vì vậy, quà Tết năm nay tôi dành cho mẹ là một chiếc điện thoại mới để mẹ tiện liên lạc với hai chị em.

1 bông hồng đúng lúc không bằng 1000 đô đến muộn: tặng quà dịp lễ, tặng "đắt" không bằng tặng "đúng" - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ


Món quà gắn kết tình thân

Món quà tuyệt vời nhất, là tình cảm yêu thương

Vân là đối tác của một công ty luật, anh trai cô, Vỹ, làm việc trong ngành du lịch ở Canada, đã nhiều năm chưa về nhà. Bố mẹ đều là cán bộ của các bộ ngành đã nghỉ hưu, điều kiện kinh tế gia đình khá giả, Tết này nên tặng quà gì cho bố mẹ? Anh em Vân đã có một cuộc thảo luận nghiêm túc.

Dành thời gian ở bên cạnh nhiều hơn là món quà tuyệt vời nhất

Tết năm nay, Vân và anh trai muốn đưa bố mẹ đến Đài Loan. "Đợi lúc nào hai đứa có thời gian, bố trả tiền, hai đứa về đi du lịch với bố và mẹ!" Câu nói này của bố lúc gọi điện thoại cho Vân khiến cô hiểu được tiếng lòng của bố mẹ, vì vậy cô quyết định món quà Tết mà năm nay cô tặng cho bố mẹ sẽ là một chuyến du lịch gia đình.

"Trước đó, năm nào về tôi cũng mua rất nhiều đồ, nào thịt, hải sản, hoa quả… cho bố mẹ, kết quả tôi phát hiện ra cả dịp tết, bố mẹ chỉ bận xoay quanh chế biến nhưng thứ đó, trông còn bận rộn hơn cả ngày thường, còn tôi thì như kiểu 'bày thêm việc cho bố mẹ', họ lúc nào cũng nói không sao, 'mệt nhưng mà vui', tuy nhiên, hai ông bà cũng đã lớn tuổi rồi, suốt ngày loanh quanh trong bếp, tôi nhìn mà xót xa, thời gian cả nhà ngồi xuống cùng nhau nói chuyện cũng không nhiều", Vân nói.

Hai anh em cũng thường xuyên mua quần áo, khăn quàng cổ, giày dép làm quà Tết cho bố mẹ, nhưng sau đó nhận thấy tỷ lệ sử dụng không cao. Vân nói: "Thực ra, người già không thích mặc quần áo mới. Họ cảm thấy không thoải mái. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc những thứ 'quen thuộc'." Vân cũng từng nhắn tin cho anh trai nói rằng mấy loại thực phẩm chức năng mà anh mua bố mẹ cũng không dùng, có quá hạn rồi thì vẫn để ở đầu giường…

Anh trai của Vân, Vỹ chia sẻ: "Khi cơm ăn áo mặc đã trở thành điều quá đỗi bình thường, nhu cầu về tình cảm trong những ngày nghỉ lễ cũng đã được đặt lên vị trí hàng đầu."

"Đi du lịch cùng bố mẹ, thứ nhất là đánh trúng tâm ý của bố mẹ, thứ hai là được ở riêng vài ngày với bố mẹ mà không phải lo lắng chuyện nhà cửa, mẹ cũng đỡ phải vất vả chuyện bếp núc. Thay vì nói Tết này cả nhà cùng đi du lịch, tôi nghĩ mình sẽ dùng từ 'dành thời gian ở cạnh nhau'", Vân chia sẻ.

1 bông hồng đúng lúc không bằng 1000 đô đến muộn: tặng quà dịp lễ, tặng "đắt" không bằng tặng "đúng" - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Coi trọng lễ nghĩa truyền thống và giữ cái "gốc"

Nói về việc tặng quà, Vỹ nói về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, khái niệm có đi có lại ở phương Tây khác với chúng ta. Nói chung, thông thường, mọi người sẽ chỉ tặng quà nhau vào dịp năm mới và lễ Giáng sinh, và hầu hết chỉ giới hạn ở việc người thân tặng quà lẫn nhau, giá trị quà thường rơi vào khoảng 20 đến 30 đô la Canada, hầu như không ai tặng tiền mặt, thay vào đó, họ tặng vé xem phim, voucher uống cà phê, thẻ mua sắm… Những thứ đó cũng không có cái nào vượt quá 50 đô la Canada.

"Người nước ngoài không coi quà tặng là thể diện, họ để ý nhiều hơn đến tính thiết thực. Khi đến thăm nhà ai đó hoặc dự tiệc, bạn không cần đặc biệt mang theo quà, mang theo một chai rượu hoặc hoa là lựa chọn phổ biến", Vỹ nói.

Tết năm ngoái, mẹ của Vân đã nhận được một món quà từ một người bạn cũ ở Nhật Bản, đó là một chiếc trâm cài tóc, ý nghĩa của nó là "sự trân trọng" dù hai người ở xa nhau, thứ mà mẹ cô rất trân quý.

Trong số những món quà Tết mà Vân nhận được, cô thích nhất là một chiếc túi tote biến tấu từ túi quần jean cũ, trên túi có thêu tên của cô. Chiếc túi đó được một chị bạn tự làm và tặng cô, việc đó là một món quà thủ công và là độc nhất vô nhị khiến nó trở nên quý giá hơn rất nhiều.

Sau Tết, có rất nhiều người bán lại những món quà họ nhận được thông qua hình thức online. Vân cho rằng có hai tình huống khiến người khác phải bán quà tặng, một là tặng quà không đúng cách, tức là tặng phẩm không phải thứ người nhận cần; thứ hai là quà tặng quá nhiều, tức là có quá nhiều thứ giống nhau, nên nó trở thành chồng chất, dư thừa.

Vân cho rằng quà Tết không nên chỉ nên là cho có, mà nó còn cần phải mang "ý nghĩa", đòi hỏi sự chu đáo. Vân dự định sẽ làm một album ảnh gồm những bức ảnh trong chuyến đi Đài Loan của gia đình, đồng thời cũng lưu chúng vào một chiếc USB đây là món quà cô ấy dự định sẽ tặng cho bố mẹ mình.

Còn bạn, món quà Tết năm nay bạn dự định sẽ tặng cho người thân là gì?

Như Quỳnh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›