(Thethaovanhoa.vn) - Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Trung Quốc có thể “vượt mặt” hệ thống phòng không Mỹ trong tương lai đồng thời tấn công chính xác các mục tiêu tại Nhật Bản và Ấn Độ.
- Từ những năm 1990, Triều Tiên đã mua một lượng lớn công nghệ tên lửa của Nga
- Vì sao nhu cầu 'trang bị' các loại mô hình xe tăng và tên lửa ngày càng tăng trên thế giới?
- 'Bộ tứ tên lửa' đứng đằng sau Kim Jong-un gồm những ai?
Đánh giá này được đưa ra sau khi tờ The Diplomat (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ cho rằng Trung Quốc vào cuối năm 2017 đã thử tên lửa DF-17 gắn trên phương tiện bay siêu thanh.
Phương tiện bay siêu thanh này là máy bay không người lái, cơ động và có thể vượt qua tầng khí quyển Trái Đất với tốc độ đáng ngạc nhiên. Tờ The Diplomat cho biết tên lửa DF-17 được phóng thử tại Nội Mông và di chuyển được khoảng cách 1.400 km.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên vào ngày 1/11/2017 và sau đó 2 tuần tiếp tục tiến hành cuộc thử nghiệm thứ hai.
Nguồn tin tình báo Mỹ đánh giá cả hai cuộc thử nghiệm của Trung Quốc đều đã thành công và dự kiến tên lửa DF-17 có thể “nhập ngũ” trong năm 2020.
Khi so sánh với hệ thống tên lửa đạn đạo, đầu đạn trên phương tiện bay siêu thanh có thể di chuyển ở vận tốc nhanh hơn và có đường bay khó phát hiện hơn. Điều này khiến các hệ thống phòng thủ không có đủ thời gian “ra tay” để ngăn chặn.
Nhà bình luận quân sự của đài truyền hình Phoenix (Hong Kong, Trung Quốc) Song Zhongping phân tích: Hệ thống phương tiện bay siêu thanh có thể được sử dụng với nhiều loại tên lửa đạn đạo, đơn cử như tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn ít nhất 5.500km.
Ông Song Zhongping đánh giá đó còn có thể là tên lửa DF-41 có phạm vi hoạt động 12.000 km, mang khả năng tấn công vào mọi vị trí của Mỹ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Một nhà phân tích quân sự khác đưa ra ý kiến rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc còn đánh bại được hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ (THAAD).
Năm 2017, Mỹ đưa THAAD đến Hàn Quốc để đề phòng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng Trung Quốc lại coi hệ thống này là mối đe dọa với mình.
Nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming đưa ý kiến cá nhân rằng phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc có thể tấn công mục tiêu nhanh và chính xác hơn với các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và mục tiêu tại Ấn Độ đều nằm trong tầm bắn.
Hà Linh/Báo Tin tức
Tags