- Novak Djokovic nhận danh hiệu ‘Tay vợt xuất sắc nhất năm’
- Novak Djokovic và năm 2016: 'Tôi đứng yên nghĩa là tôi thụt lùi'
- Tiết lộ: Djokovic vĩ đại vì không... uống bia
Đánh chơi, kiếm bộn tiền
Việc Nole rút lui khiến Singapore Slammers, một trong 5 đội của IPTL 2015 khá buồn, nhưng ngay sau đó, họ đã vời được Andy Murray và Stan Wawrinka. Sự hiện diện của những nhà vô địch Grand Slam ấy khiến lực lượng của họ mạnh lên đáng kể.
Thật là mỉa mai. WTA mất một loạt tài năng vì chấn thương và mệt mỏi dù đã cắt mùa giải xuống còn 10 tháng kể từ năm 2009. ATP thì chơi đến tận cuối tháng 11, song các tay vợt ở cả hai tổ chức tennis hàng đầu thế giới này đều giảm thiểu quãng thời gian nghỉ ngơi và phục hồi để tranh thủ kiếm tiền.
Nhưng nên nhớ, số tiền ấy không hề nhỏ, nếu như muốn nói là hậu hĩnh hơn nhiều so với các giải trong hệ thống ATP hay WTA. Năm ngoái, mức lương mỗi đội lên tới 10 triệu USD. Vì thế không ngạc nhiên khi các đội đã chi tổng cộng 25 triệu USD để chiêu mộ tài năng, và những tay vợt hàng đầu thế giới như Roger Federer (thay Nadal bị chấn thương) giành được khoảng 1 triệu USD một tối. Để kiếm được chừng ấy, anh phải làm gì? Chơi một trận đấu 1 set và đánh tie-break khi tỷ số là 5-5(Federer chơi cả đôi nam và đôi nam nữ).
Nghe có vẻ điên rồ, nhưng đó lại là sự thực. Diễn ra tại 5 thành phố và trong vòng 3 tuần, IPTL được xem là một gánh xiếc rong thực sự đẳng cấp và cuốn hút. Năm, nay, các ngôi sao được chờ đợi là Serena Williams, Nadal, Federer, Maria Sharapova, Murray, Wawrinka, Kei Nishikori, Ana Ivanovic và một số người khác nữa. Câu hỏi đặt ra: Giải đấu này có thực sự tốt đẹp hay không, có giúp các tay vợt đỉnh cao chơi ít nhưng vẫn kiếm kha khá tiền mà vẫn dẻo dai, hay họ đang mạo hiểm với tuổi nghề của mình để vỗ béo tài khoản?
Mạo hiểm vì tiền
Nếu bạn bị các chấn thương hành hạ trong tháng Chín, tháng Mười mà vẫn góp mặt, thì bạn đã nằm trong nhóm thứ hai. Nhà Williams, Sharapova, Nishikori và Marin Cilic nằm trong số ấy. Trong khi đó, Federer, 34 tuổi, không còn là tân binh nữa. Nadal thì đang cố hồi sinh trong mùa giải 2016, nhưng vẫn cố tham gia giải đấu này.
Các tay vợt thường lấy lý do phải di chuyển nhiều là nguyên nhân chính khiến họ bị quá tải vào cuối mùa giải. Thế nhưng rất nhiều người trong số họ sẵn sàng trải qua 3 tuần bay vòng quanh châu Á để thi đấu kiếm tiền. Chỉ vài tay vợt là người ở khu vực này như Nishikori, Leander Paes, Nick Kyrgios và Samantha Stosur.
Giống như golf, quần vợt cũng xâm chiếm lịch trình kéo dài suốt cả năm mà không có ngày nghỉ thực sự. Nhưng quần vợt thì đòi hỏi thể lực mạnh mẽ và khắc nghiệt hơn golf nhiều. Hơn thế nữa, chuyện không có kỳ nghỉ cuối mùa đồng nghĩa với việc các fan sẽ không có cơ hội cảm thấy nhớ quần vợt. Sự háo hức, nhiệt huyết trong dịp năm mới vì thế cũng giảm đi khá nhiều.
Sẽ không ai nhầm lẫn IPTL với các giải đấu thông thường. Tuy nhiên, IPTL có đôi chút giống với World Team Tennis, giải đấu do Billie Jean King nghĩ ra ý tưởng, và khá thịnh hành từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước. Giống như World Team Tennis, giải đấu này cũng đặt nặng tính trình diễn hơn là ăn thua.
“Tôi sẽ đi 5 thành phố trong 3 tuần”, tay vợt lần đầu ra mắt IPTL – Milos Raonic nói trên website của giải một cách đầy háo hức “Đó là 5 thành phố tôi chưa từng thi đấu tại đó, và điều đó thực sự đặc biệt”.
Danh sách các đội dự International Premier Tennis League 2015 Philippine Mavericks: Milos Raonic, Richard Gasquet, Edouard Roger-Vasselin, Mark Philippoussis, Treat Huey (nam), Serena Williams, Alja Tomljanovic, Jarmila Gajdosova (nữ). UAE Royals: Roger Federer, Tomas Berdych, Marin Cilic, Goran Ivanisevic, Daniel Nestor (nam), Ana Ivanovic, Kristina Mladenovic (nữ). Indian Aces: Rafael Nadal, Gael Monfils, Ivan Dogdig, Fabrice Santoro, Rohan Bonanpa (nam), Samantha Stosur, Sania Mirza (nữ). Singapore Slamers: Andy Murray, Stan Wawrinka, Nick Kyrgios, Carlos Moya, Marcelo Melo, Dustin Brown (nam), Belinda Bencic, Karolina Pliskova (nữ). Japan Warriors: Kei Nishikori, Philipp Kohlschreiber, Marat Safin, Leander Paes, Pierre-Hugues Herbert (nam), Maria Sharapova, Mirjana Lucic-Baroni, Kurumi Nara. Lịch trình thi đấu 02-04/12 Kobe, Nhật Bản 06-08/12 Manila, Philippines 10-12/12 New Delhi, Ấn Độ 14-16/12 Dubai, UAE 18-20/12 Singapore Thể thức thi đấu Mỗi trận đấu sẽ có 5 set: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nam nữ và đơn nam huyền thoại. Đội thắng là đội giành được nhiều game nhất trong 5 set đó thay vì là đội thắng nhiều nhất trong tổng số 5 set như những trận tennis thông thường. Nếu một set hòa 5-5 thì trận đấu sẽ diễn ra loạt tie-break để quyết định người thắng. Sau mỗi trận, đội thắng sẽ có 4 điểm, còn với đội thua cuộc thì số điểm còn phụ thuộc vào số game giành được. Cụ thể, nếu đội thua mà giành được 20 game trở lên thì được 2 điểm, từ 10 đến 19 game thì được 1 điểm và nếu dưới 9 game thì sẽ không có điểm nào. Đội thắng cuộc, ngoài số điểm kể trên, còn bỏ túi 1 triệu USD cho mỗi trận thắng. Giải đấu này tổ chức dựa trên giải cricket ngoại hạng của Ấn Độ với tổng số tiền thưởng lên tới 10 triệu USD. |
Tags