Ngày Tết bạn nên chú ý kiểm soát không để cơ thể tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt bởi sẽ rất dễ gây ra các bệnh dưới đây.
Những loại bánh kẹo, nước ngọt chế biến sẵn phổ biến trong ngày Tết có chứa lượng đường bổ sung cao. Loại đường này thường có hại đối với sức khoẻ và không có giá trị dinh dưỡng như đường tự nhiên.
Vì vậy, vào dịp Tết khi dung nạp nhiều thực phẩm, đồ uống có hàm lượng đường này cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Bệnh tim mạch
Tim và động mạch bị tổn thương khi dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.
Mặt khác, đường còn khiến cho insulin bị tăng lên từ đó làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Những người bị cao huyết áp thì động mạch và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Lượng đường tăng không chỉ làm tăng nguy cơ tim mạch mà còn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, quản lý lượng đường nạp vào cơ thể rất quan trọng, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Gây tăng cân, béo phì
Đồ uống có đường như soda, nước trái cây và trà ngọt chứa nhiều đường fructose. Khi tiêu thụ những thực phẩm có loại đường này sẽ làm tăng cảm giác đói, thèm ăn, gây ra tình trạng kháng leptin - một loại hormone quan trọng điều chỉnh cơn đói và báo cho cơ thể bạn ngừng ăn. Điều này khiến bạn phải ăn thường xuyên hơn.
Ngoài ra, thực phẩm và đồ uống ngọt có nhiều đường lượng calo lớn nên khi ăn uống quá nhiều loại thực phẩm này sẽ gây dư thừa lượng calo cơ thể cần nạp (vượt quá 2.000 calo/ngày). Điều này sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân.
Sâu răng
Sau khi ăn đường, vi khuẩn trong miệng hình thành một lớp mảng bám mỏng trên răng. Những vi khuẩn này phản ứng với đường có trong thực phẩm, đồ uống và kích hoạt giải phóng một loại axit làm hỏng răng.
Rối loạn tiêu hoá
Ăn nhiều đồ ngọt làm giảm cảm giác ngon miệng, bị chướng bụng nên đến bữa thường ăn ít hoặc bỏ bữa. Việc ăn không đúng bữa sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
Cách hạn chế tác hại của bánh, kẹo ngày Tết
Bạn có thể sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày Tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo,…có lợi cho sức khỏe.
Nên bổ sung các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, đậu hà lan,...
Mỗi gia đình có thể tự chế biến bánh mứt cổ truyền cho ngày Tết. Trong khi chế biến, bạn nên hạn chế lượng đường hoặc có thể thay thế bằng đường ăn kiêng. Việc này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa giữ được hương vị ngày Tết.
Tags