(Thethaovanhoa.vn) - Tết Thanh minh và Tết Hàn thực đều rơi vào tháng 3 Âm lịch. Tết Thanh minh có phải là Tết Hàn thực không? đó là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Ngày Thanh minh trong năm nào cũng rơi vào tháng 3 Âm lịch, nhiều nơi còn gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh minh năm 2022 bắt đầu vào ngày 5/4 Dương lịch, tức ngày 5/3 Âm lịch.
Tuy Tiết Thanh minh không có ngày Âm lịch cố định nhưng theo quy luật của Âm lịch thì Tiết Thanh minh luôn phải nằm trong tháng 3 Âm lịch.
Tết Hàn thực chỉ có một ngày cố định là ngày 3/3 Âm lịch. Sau này có thêm ngày Thanh minh nằm trong Tết Thanh minh và cũng trùng vào ngày 3/3 Âm lịch nên người ta thường tổ chức Tết Thanh minh và Tết Hàn thực cùng với nhau.
Vào ngày Tết Hàn thực, con cháu thường dâng lên ông bà tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Tết Hàn thực vì vậy còn được gọi là Tết bánh trôi - bánh chay.
Trên báo Thanh niên, TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, hai khái niệm tiết Thanh minh và Tết Hàn thực hoàn toàn khác nhau.
Theo đó, một năm có 24 tiết khí gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
Trong đó, tiết Thanh minh thường bắt đầu từ ngày 4/4 hoặc 5/4 đến khoảng 20 hoặc 21/4 theo lịch dương lịch hằng năm.
- Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà, bài cúng Tết Thanh minh ngoài mộ, nghĩa trang
- Những điều kiêng kỵ tránh xui xẻo trong ngày Tết Thanh minh 2022
- Mâm cúng và văn khấn Tết Thanh minh 2022 đầy đủ nhất
Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch. Do lịch âm - dương thường chệch nhau khoảng 1 tháng nên nhiều khi hai dịp diễn ra cùng lúc, điều này làm nhiều người hiểu lầm Tết Hàn thực là tên gọi khác của tiết Thanh minh nhưng không phải. Cả 2 dịp chỉ giống nhau đều có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, theo TS Trần Long phân tích.
Trong quan niệm văn hóa của người Việt, vào Tết Thanh minh, con cháu thường đi thăm viếng, tảo mộ và chăm sóc mộ phần của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, nhiều gia đình muốn sửa sang, xây dựng lại mộ phần cho ông bà tổ tiên thường đợi đến ngày Thanh minh mới động thổ.
Anh Tuấn (tổng hợp)
Tags