Tết Trung Thu được trẻ em rất mong đợi, đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.
Tết Trung Thu không chỉ là ngày hội của riêng Việt Nam, ở các nước láng giềng, đây cũng là ngày lễ lớn. Tuy nhiên mỗi nước lại có cách thưởng trăng khác nhau, đồng thời cũng có thêm các phong tục rất đặc biệt.
Tết Trung thu – nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt
Theo một số tài liệu, Tết Trung Thu ở Việt Nam là phong tục đã có từ thời sơ sử của người Việt cổ, gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, thời điểm ra đời chính xác của Tết Trung Thu, đến nay vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ cần các nhà khoa học tiếp tục giải đáp.
Nhưng, một điều có thể khẳng định là phong tục đẹp đó đã được nhân dân ta lưu truyền qua các thế kỷ và được coi trọng như một ngày lễ lớn trong năm. Theo thời gian, Tết Trung thu đã đi vào trong đời sống tinh thần của nhân dân, in đậm dấu ấn tâm hồn người Việt.
Tết Trung Thu là một lễ hội lớn, đặc trưng và nhiều ý nghĩa. Các hoạt động nghi lễ như làm mâm cỗ quả, tỉa hoa, tết bưởi, múa lân, múa rồng, cho trẻ rước đèn hát đồng dao... nhằm khuấy động thời khắc linh thiêng này để đất trời hoà chung niềm hân hoan đó mà chiều lòng người mà ban cho những mùa tốt tươi, no đủ.
Nếu như Tết nguyên đán người dân làm bánh chưng, bánh giầy dâng cúng Tổ tiên thì Tết Trung thu, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo ngọt ngào cùng nhiều loại hoa quả lại không thể thiếu trong các mâm cỗ truyền. Mâm cỗ Trung thu còn được tạo hình đủ thể loại như rồng chầu, phượng múa với các hoa trái của mùa Thu đủ đầy hình sắc.
Tết Trung thu các nước khác Việt Nam như thế nào?
Tết Trung thu không chỉ là ngày hội của riêng Việt Nam, ở các nước láng giềng, đây cũng là ngày lễ lớn. Tuy nhiên mỗi nước lại có cách thưởng trăng khác nhau, đồng thời cũng có thêm các phong tục rất đặc biệt.