Thạc sĩ danh tiếng nộp 150 hồ sơ xin việc nhưng không có hồi âm, nhắn nhủ: ‘Nếu bạn đang có một công việc không tồi, đừng cứ hở ra là muốn nghỉ việc!’

Thứ Tư, 08/03/2023 14:42 GMT+7

Google News

Cách nhanh nhất để hủy hoại một người là không cho anh ta làm việc trong một thời gian dài.

Một Blogger đã phỏng vấn một nữ thạc sỹ tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại một trường đại học có tiếng.

Trong thời gian học đại học, các anh chị khóa trên nói với cô rằng sau khi tốt nghiệp, mọi người đều có thể nhận được lời mời làm việc từ một số ngân hàng.

Lúc đó, đau đầu nhất không phải là tìm việc làm, mà là chọn ngân hàng nào để làm.

Nhưng khi tốt nghiệp thạc sĩ và tham gia vào ngày hội tuyển dụng của trường, cô lại thấy rằng tình hình việc làm đã hoàn toàn thay đổi.

Nhiều ngân hàng có số lượng tuyển dụng hạn chế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, trong quá trình tuyển chọn chỉ cần sai sót ở một mắt xích thôi sẽ bị loại.

Cô đã nộp 150 hồ sơ nhưng vẫn chưa được nhận, ngày nào cũng khổ sở, lo âu.

Khi bạn vẫn đang phàn nàn về công việc của mình, thì việc có một công việc ổn định lại là một điều xa xỉ đối với một số người.

Điều đau khổ hơn là không phải là phải đi làm, mà là không có việc gì để làm.

Vì vậy, nếu bạn vẫn đang có một công việc ổn định trong tay, hãy trân trọng nó.

01

Có người nói, năm 2023, nền kinh tế sẽ trải qua một cuộc đảo chiều lớn, tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền.

Nhưng cách đây không lâu, Cao Dewang, chủ tịch của một trong những công ty sản xuất kính lớn nhất thế giới, đã dội gáo nước lạnh vào nhiều người trong một cuộc phỏng vấn trên CCTV.

"Năm 2023, cô gắng sinh tồn mới là thực tế."

Đối với nhiều doanh nghiệp, thử thách vẫn đang tiếp tục.

Khi doanh nghiệp còn đang trải qua thảm họa, liệu việc tìm việc làm có dễ dàng?

Một người bạn xin nghỉ việc vào cuối năm ngoái vì kết quả hoạt động của công ty năm ngoái không tốt, tiền thưởng cuối năm ít hơn những năm trước một nửa, cộng thêm với việc không hài lòng về lãnh đạo, nên cậu bạn đã quyết tâm nghỉ việc.

Sau nghỉ việc, cậu ấy đi tìm công việc mới, muốn tìm được việc làm trước tết.

Nhưng tới tận bây giờ vẫn chưa có kết quả.

Vài ngày trước, cậu ấy gọi điện thoại nhờ tôi tìm giúp một công việc, tôi cũng đã hỏi giúp nhưng trước mắt vẫn chưa giúp được cho cậu ấy.

Lúc tôi nói với cậu ấy kết quả, cậu ấy than ngắn thở dài, nói sớm biết như vậy thì đã cố gắng nhẫn nhịn mà tiếp tục làm ở công ty cũ.

Trước đó tôi có đọc được một bài viết, khi kinh tế không tốt, những người bình thường nên làm sao?

Có người nói, với những người bình thường mà nói, hai chữ thôi: đừng dại.

Nếu bạn đang không thất nghiệp, vậy thì cố gắng mà làm, cố gắng đừng bao giờ để tên của mình xuất hiện trong danh sách giảm tải nhân viên.

Nếu bạn đang có một công việc không tồi, đừng cứ hở ra là muốn nghỉ việc.

Trong xã hội hiện tại, tính không chắc chắn vẫn đang tồn tại, vì vậy, hãy trân trọng công việc mà bạn đang có.

Thạc sĩ trường đại học danh tiếng nộp 150 hồ sơ xin việc nhưng không có hồi âm: hãy trân trọng công việc hiện tại của bạn! - Ảnh 1.

02

Rất nhiều người hay mộng tưởng hàng ngày không phải đi làm, được ngủ tới lúc nào tùy thích, muốn làm gì sẽ đi làm cái đó…

Nhưng không phải đi làm, có thực sự dễ chịu và tốt đẹp như trong tưởng tượng hay không?

Có một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện của mình như sau.

Anh ấy vì bị bệnh nên đã xin nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng, tạm thời cũng chưa có ý định sẽ đi làm lại.

Anh ấy muốn ra ngoài đi du lịch, nhưng lại không có quá nhiều tiền; muốn tranh thủ mua mấy quyển sách về đọc, nhưng lại chẳng thể tĩnh lại để tập trung.

Mỗi ngày ở nhà đều cắm đầu vào trò chơi điện tử, xem phim, đói thì gọi đồ ăn bên ngoài.

Ở nhà một năm, không những không trở nên giàu có nhanh nhẹn hơn, ngược lại còn nhiễm thêm một đống thói quen xấu.

Đáng sợ hơn là khi rủ các đồng nghiệp cũ đi ăn cơm, anh ấy phát hiện ra mình hiện tại hoàn toàn không hiểu họ đang nói gì, tư duy dần dần không theo kịp được sự biến đổi của xã hội.

Phương thức nhanh nhất để hủy hoại một người chính là để anh ta không làm việc trong một thời gian dài.

Người tỉnh táo sẽ xem công việc như như tu hành, gặp việc là tu tính, gặp người là tu tâm.

Một nhân viên Huawei trước khi gia nhập công ty, không hề có chút kinh nghiệm nào, khả năng xã giao cũng vô cùng kém.

Để nâng cao bản thân, mỗi ngày cô đều làm việc hơn 12 tiếng đồng hồ, gần như không nghỉ phép, không tụ tập chơi bời, luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận công việc.

Từ hành chính, nhân sự đến báo cáo hàng ngày, báo cáo hàng tháng, cái gì học được cô đều sẽ học, việc gì mình làm được cô đều sẽ làm.

12h đêm vẫn sẽ nhận điện thoại công việc, nhận được nhiệm vụ, không phàn nàn, lập tức mở máy tính lên làm việc.

Cô ấy sẽ vì sai lầm buổi sáng mà ngồi tra cứu lại tư liệu vào buổi tối, đảm bảo rằng lần sau sẽ không xảy ra sai sót.

Ở Huawei vài năm, cô dùng thời gian ngắn nhất, đạt được sự trưởng thành dài nhất, bước lên tầm cao mới của cuộc đời.

Kazuo Inamori đã từng viết:

"Từ góc độ vật chất, công việc là để kiếm tiền ăn cơm, để có lương, đây là ý nghĩa chính của công việc.

Nhưng từ góc độ tinh thần mà nói, công việc chính là một phương pháp quan trọng để nâng cao tâm trí, rèn luyện nhân cách."

Nếu nói cuộc đời là một hành trình tu hành, vậy thì tu luyện đích thực không phải ở trên núi hay trong chùa, mà là ở nơi làm việc.

Bạn hời hợt với công việc, cũng chính là đang hời hợt với chính mình; bạn chán ghét công việc, cũng là đang từ bỏ cơ hội để phát triển.

Khi bạn làm tốt mọi công việc, bạn sẽ có giá trị tồn tại và cơ hội để tỏa sáng.

Thạc sĩ trường đại học danh tiếng nộp 150 hồ sơ xin việc nhưng không có hồi âm: hãy trân trọng công việc hiện tại của bạn! - Ảnh 2.

Giám đốc điều hành hiện tại của Haidilao, trở thành nhân viên phục vụ tại Haidilao khi mới 17 tuổi, chính cô từng nói rằng:

"Bất kể có chọn ngành nào, cũng cần phải trân trọng nó, không được sớm nắng chiều mưa, tập trung sức lực đi làm tốt một việc, kiên trì, tích lũy theo thời gian, chắc chắn sẽ tạo nên thành quả".

Vì vậy, hãy trân trọng công việc mà bạn đang có trong tay, và dành 100% sự tập trung cho nó.

Mọi nỗ lực và cố gắng của bạn bây giờ đều là vốn tích lũy cho tương lai.

Như Nguyễn

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›