- Người Nhật chỉ ngủ 6,25 tiếng/ngày nhưng vẫn sống thọ nhất thế giới: Bí quyết nằm ở 4 điểm đặc biệt này
- Nữ văn sĩ sống thọ 105 tuổi, bí quyết gói gọn ở 3 điều: Đọc sách dưỡng não, điềm tĩnh dưỡng tâm, vận động dưỡng thân
- Bác sĩ 103 tuổi tiết lộ chìa khóa sống thọ nhờ 'một loại quả, một loại rau, một loại trà', rất dễ tìm ở các chợ Việt
- Cụ bà Nhật Bản tiếp tục tiếp tục nối dài kỷ lục sống thọ nhất thế giới
Nếu không ngủ 1 buổi tối, thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khoẻ bị tổn hại. Về lâu dài, lục phủ ngũ tạng của bạn theo đó mà rệu rã, hư hại vô phương cứu chữa.
Danh y Hoa Đà (145 – 208) là được mệnh danh là một trong tứ đại danh y Trung Quốc, Hoa Đà là "thần y" tiếng tăm lẫy lừng từ cuối thời Đông Hán Trung Quốc với những cống hiến vĩ đại cho nền y học cổ truyền.
Theo danh y, đạo dưỡng sinh đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất. Con người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên. Giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hoá thức ăn. Một người nếu không ngủ một buổi tối thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khoẻ bị tổn hại. "Muốn giữ sức khỏe, giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu. Con người chỉ có thể khỏe mạnh khi ngủ đủ giấc. Thời gian đi ngủ giúp lá lách và dạ dày tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, đây là đại bổ đầu tiên để bảo toàn sức khỏe", tương truyền danh y dặn dò.
Ngủ có tác dụng rất lớn trong dưỡng sinh, dưỡng chính là dùng rất nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại, nếu 1 đêm không ngủ tức là không đổi tế bào mới. Nếu nói ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ bù lại được 500 ngàn tế bào, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hụt, lâu dần cơ thể bạn sẽ bị vắt kiệt như 1 cành củi khô. Vậy nên, trên thế giới có những cụ già sống trên 100 tuổi là vì mỗi tối họ đều đi ngủ đúng giờ vào 21 giờ.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến ung thư gan, tàn phá nội tạng
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất, nên đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng sinh tồn của cơ thể người. Theo lý luận về kinh mạch của Hoa Đà, ban đêm từ 11h tới 2h sáng là lúc khí huyết kinh Can mạnh nhất, là thời gian gan được nuôi dưỡng tốt nhất, cũng là thời điểm gan bài độc mạnh mẽ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cơ thể phải tiến hành trong trạng thái ngủ say. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ khiến gan không chịu nổi gánh nặng quá lớn, dễ phát bệnh về gan.
Ở người thường xuyên thức đêm sẽ thường thiếu ngủ do sinh hoạt chính vào ban ngày khiến sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự sửa chữa phục hồi của gan vào ban đêm.
Nếu như chức năng gan không còn bình thường, bạn sẽ vừa già vừa xấu, dễ cau có khó chịu. Nhiều bệnh về gan không dễ nhận ra cho đến lúc trầm trọng, lý do là vì tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác nên ngay cả khi tế bào bị tổn thương bạn không hay biết. Đặc biệt đối với người bị viêm gan B, viêm gan C thì thức đêm càng làm bệnh tình thêm trầm trọng.
Do thức đêm thường xuyên nên khiến gan không thể xử lý hoàn toàn chất độc, khí huyết mới không thể sinh, cứ mãi như thế, gan không được nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào gan bị tổn thương khó có thể hồi phục mà ngược lại càng thêm trầm trọng, tạo thành tổn thương lớn đối với cơ thể. Lâu ngày, sẽ khiến da thô ráp, dễ mệt mỏi, thường cảm thấy miệng đắng, họng khô, dễ nóng giận.
Chức năng giải độc của gan do vậy mà bị hao tổn, khiến lượng độc tố bình thường phải bị thải ra ngoài nay lưu lại trong máu. Có một nghiên cứu cho thấy ở tư thế đứng thẳng lượng máu lưu hành trong gan giảm 40%, khi vận động thì giảm 80-85%, vì vậy ở tư thế nằm, nghỉ ngơi lượng máu đến gan nhiều hơn rõ rệt.
Mặt khác ở những người thường xuyên thức đêm sẽ tiết adrenalin nhiều hơn so với người bình thường, nên làm gia tăng gánh nặng cho gan và thận, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của gan và thận.
Để duy trì lá gan khỏe mạnh, các nhà khoa học khuyên rằng: chúng ta nên lưu ý bảo vệ gan bằng việc tận dụng các dưỡng chất có lợi từ rau củ trong thiên nhiên. Y học dân gian cũng có ghi chép lại công dụng của nhiều loại rau củ giúp mát gan, mà ngày nay y học hiện đại cũng khẳng định đó là những loại thực phẩm giúp dưỡng gan rất tốt, nhờ chứa các enzyme có lợi cho gan.
4 nguyên tắc giúp điều hoà giấc ngủ của danh y Hoa Đà
1. Nên ngủ một chút vào buổi trưa hoặc ngồi im thư giãn dưỡng thần
Nếu không có điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im lặng hoặc nhắm mắt dưỡng thần khoảng 15 phút vào buổi trưa ( thời điểm từ 11 -13h). Thực tế, bạn chỉ cần nhắm mắt ngủ 3 phút bằng bạn ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ thích hợp là giữa buổi trưa. Vào ban đêm, nếu ngủ đúng vào giờ Tý khoảng 5 phút, tương đương với ngủ 6 giờ.
2. Đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)
Những người mất ngủ lâu năm, chức năng gan sẽ bị tổn thương nhiều nhất, dần dần sẽ dẫn đến tổn thương thận và khí huyết trong cơ thể bị thiếu hụt. Về lâu dài sẽ khiến tâm trạng bị ức chế, con mắt không tốt, ít khi vui vẻ do khí trong phổi bị ảnh hưởng, dẫn đến nhịp thở không ổn định trong thời gian dài. Đến lúc đó, dùng thuốc bổ cũng không bù lại những tổn thương do giấc ngủ không tốt hoặc ngủ không đủ. Vì thế, dậy sớm thì không vấn đề gì, nhưng tuyệt đối không được ngủ muộn.
Có nhiều người lại cho rằng, ngủ muộn vào buổi tối và ngủ bù vào ban ngày để bù lại, nhưng trên thực tế thì không thể bù lại, khi đó, khí huyết thân thể sẽ bị hao mòn đi một nửa.
3. Không được suy nghĩ khi ngủ
"Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau" là trạng thái tinh thần tốt nhất để bạn có giấc ngủ sâu.
Nhiều khi, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là do bạn có nhiều tạp niệm lúc đi ngủ. Những lúc thế này, bạn không nên nằm trằn trọc trên giường để tránh hao tâm tổn sức, khó chìm vào giấc ngủ. Biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi lại đi ngủ tiếp.
Trên thực tế, con người muốn đi ngủ trước 11 giờ tối thì chuyện ổn định cảm xúc trước khi lên giường là điều rất quan trọng, tâm trạng cần một thời gian từ từ để trầm tĩnh lại. " Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau" chính là đạo lý này.
Nếu chưa ngủ được, bạn có thể thực hiện các động tác gập bụng đơn giản, xếp bằng tự nhiên, ngồi kiết già ở trên giường, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông nở ra trên toàn thân và khép lại theo nhịp thở. Nếu có ngáp chảy nước thì có hiệu quả tốt hơn, đến khi muốn ngủ là có thể ngủ được ngay.
4. Nhất định phải dậy sớm
Theo danh y, không được dậy muộn sau 6 giờ nếu tiết trời mùa đông, còn mùa Xuân, Hạ , Thu thức dậy trước 5 giờ. Theo quan niệm dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất trong cơ thể người.
Khi dậy sớm, cơ thể sẽ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu thức dậy quá muộn thì đại tràng (tức là ruột già) sẽ không được hoạt động và không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết. Hơn nữa, do chức năng tiêu hóa của người hoạt động tốt nhất từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, và đây chính là thời gian hoàng kim để cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.
Tags