- Trưởng nhóm BTS "sợ hãi" hôn nhân, không có ý định lấy vợ?
- 'Người thầy' đặc biệt của Messi: Từng là 'độc cô cầu bại' không có đối thủ, kiếm tiền như máy, lắm tài nhưng cũng nhiều tật nên sự nghiệp lao dốc không phanh khi tuổi còn rất trẻ
- Ngôi nhà "cứng đầu" ở Anh 40 năm nằm lọt thỏm giữa bùng binh vì gia chủ không chịu nhận đền bù
Có người nói Trình Vĩ may mắn khi bắt kịp xu hướng. Nhưng tại đất nước tỷ dân có hàng chục triệu người làm công việc giống anh, tại sao chỉ có Trình Vĩ phát triển rực rỡ nhất?
Kiếm sống bằng nghề viết lách là ước mơ của nhiều người khi không thường xuyên phải đối mặt với sếp hay giao tiếp với đồng nghiệp. Chỉ cần thức dậy cùng máy tính là bạn có thể làm việc. Tuy vậy, nhiều người đặt câu hỏi có bao nhiêu nhà văn thực sự có thể kiếm sống bằng nghề viết lách?
Câu trả lời là không những đủ sống, có người còn trở thành tỷ phú nhờ viết lách. Người đàn ông có bút danh "Tam thiếu gia nhà họ Đường" ở Trung Quốc là minh chứng rõ ràng nhất của việc viết lách có thể kiếm ra tiền, thậm chí là rất nhiều tiền.
Anh từng là người giàu nhất trên internet của Trung Quốc. Nhà văn này kiếm 120 triệu NDT (~400 tỷ đồng) tiền bản quyền trong 1 năm và trở thành nhà văn trực tuyến đầu tiên của đất nước tỷ dân có bản quyền trên 100 triệu NDT.
Có người nói "Tam thiếu gia nhà họ Đường" may mắn, bắt kịp trào lưu văn học mạng. Nhưng trên thực tế, có ít nhất hàng chục triệu tác giả viết các tác phẩm, bài báo trực tuyến trên cả nước nhưng tại sao chỉ có anh là người duy nhất phát triển tốt?
1. Thất bại là lúc bạn giàu trải nghiệm
"Tam thiếu gia nhà họ Đường" tên thật là Trình Vĩ, từng làm công việc duy trì trang web ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Nhận lương đều đặn hàng tháng nhưng Trình Vĩ cảm thấy việc mình làm quá nhàm chán khi chỉ theo dõi dữ liệu trên máy tính hàng ngày.
Vậy nên anh lập nhiều tài khoản để trò chuyện trên Internet, nhờ đó gặp được Lý Mặc - người vợ của anh sau này. Cuộc sống của Trình Vĩ lúc này có thể nói là tương đối ổn định cả về sự nghiệp lẫn tình duyên.
Năm 2003, dịch SARS ập đến, công ty Trình Vĩ sa thải nhân viên diện rộng do khủng hoảng tài chính, Trình Vĩ cũng không ngoại lệ. Anh tự nhủ đã đến lúc bản thân nên nghỉ ngơi một chút, kết quả là nghỉ ngơi đến hơn 1 tháng, tiền tiết kiệm đã vơi dần. Tìm việc không được, anh quyết định khởi nghiệp mở nhà hàng, lập quầy hàng rong, bán phụ kiện ô tô,... nhưng tất cả đều thất bại.
Trương Vĩ nợ nần chồng chất, muốn nói lời chia tay với Lý Mặc để cô tìm được người tốt hơn. Nhưng Lý Mặc không đồng ý, còn chuyển đồ vào ở cùng Trình Vĩ, mong muốn đồng hành cùng anh vượt qua nghèo khó.
Trên thực tế, bạn càng sớm trải qua nhiều thăng trầm, bạn càng có thêm can đảm và vốn liếng để bắt đầu lại từ đầu. Trình Vĩ khi đó mới 23 tuổi đã bị sa thải, thất bại nặng nề trong kinh doanh và suýt mất đi tình yêu - tình cảnh mà ít sinh viên mới ra trường từng trải qua. Vậy nên anh có trong mình sự hiểu biết và trải nghiệm độc đáo về cuộc sống không phải ai cũng có.
Một ngày năm 2004, Trình Vĩ chợt nảy ra ý tưởng viết lại những câu chuyện của mình thành tiểu thuyết chia sẻ lên mạng. Anh bật dậy khỏi giường, một hơi gõ hơn 10.000 từ. Sau khi cẩn thận kiểm tra bài viết nhiều lần, anh quyết định chọn bút danh “Tam thiếu gia nhà Đường”. Ngày hôm sau, Trình Vĩ phát hiện ra có hàng trăm bình luận dưới bài viết của anh.
Một tháng sau, anh nhận khoản phí bản thảo đầu tiên hơn 1.000 NDT. Hai tháng sau, tiểu thuyết đầu tay Những đứa con của ánh sáng dựa trên chính câu chuyện tình yêu của Trình Vĩ và Lý Mặc được xuất bản. Viết 770.000 từ, Trình Vĩ nhận 15.000 NDT. Kiếm được không nhiều nhưng Trình Vĩ rất xúc động. Anh bắt đầu cống hiến hết mình cho việc sáng tạo trực tuyến.
2. Thành công không chỉ cần mỗi siêng năng
Trình Vĩ sau đó ký hợp đồng với nhà xuất bản, từng bước trở thành nhà văn mạng nổi tiếng. Lý giải về nguyên nhân người đàn ông này thành công, bí quyết chỉ có thể là siêng năng. Không giống như sáng tác văn học truyền thống, viết lách trực tuyến không yêu cầu hành văn tinh tế nhưng có yêu cầu cao về tốc độ cập nhật. Người đọc hôm nay xem bài viết của bạn và cho rằng nó hay, nếu ngày mai họ không đợi bài viết của bạn, họ sẽ chuyển sang đọc bài viết của người khác.
Trình Vĩ rất ý thức về điều này, nên kể từ khi ra mắt tác phẩm đầu tay đến nay, suốt hơn chục năm, anh chưa từng nghỉ tay một ngày. Nhà văn này duy trì viết 8.000-10.000 chữ/ ngày, để thoả mãn những độc giả yêu thích. “Trong suy nghĩ của nhiều độc giả, tôi giống như cốc nước buổi sáng sau khi ngủ dậy, mỗi ngày không uống sẽ thấy thiếu”, Trình Vĩ nói.
Một ngày của Trình Vĩ sẽ được "lập trình" giống nhau: thức dậy lúc 8h sáng, tập thể dục đơn giản, ăn sáng rồi xem tin tức. Một giờ vào buổi sáng, một giờ vào buổi chiều và một giờ vào buổi tối là ba giờ tốt nhất anh làm mỗi ngày. Đóng rèm cửa, đeo tai nghe và đắm mình trong việc gõ phím.
Nghe có vẻ rất nhãn nhã, nhưng một năm Trình Vĩ làm hỏng đến 5 bàn phím. Sau hơn 10 năm viết lách với cường độ cao, nhà văn này mắc các bệnh liên quan đến cột sống như phì đại đốt sống cổ, vôi hoá dây chằng, vẹo cột sống, cứng khớp,...
Phóng viên từng hỏi "Anh không cảm thấy vất vả sao?". Trình Vĩ trả lời: "Cũng không vất vả lắm. So với những lần thất bại trước, chút cố gắng này không tính là gì. Động lực của tôi chính là làm cho gia đình mình có cuộc sống tốt hơn".
Cũng từng có nhiều tác giả chăm chỉ như Trình Vĩ, nhưng cũng sớm phải bỏ nghề. Trình Vĩ thành công nhờ biết tính toán hơn họ. Anh biết rằng tiền của anh hoàn toàn không thu được từ lưu lượng truy cập trang web mà phần có giá trị nhất nằm ở việc chuyển thể tiểu thuyết thành phim, trò chơi trực tuyến hoặc chương trình truyền hình.
Tiền bản quyền sách in là lớn nhất, tiếp đến là thu nhập bên ngoài từ trò chơi và phim ảnh, cuối cùng mới đến tiền của độc giả trực tuyến. Từ đó anh có chiến lược phù hợp để phát triển nội dung cho các nền tảng. Vậy nên nếu bạn muốn làm giàu, trước tiên bạn phải hiểu "tiền sẽ đến từ đâu".
Tất nhiên để lội ngược dòng từ kẻ thua lỗ trở thành người thành công, Trình Vĩ không thể tách rời sự hỗ trợ từ gia đình và công ty. Người vợ Lý Mặc suốt 10 năm đồng hành cùng anh đến năm 2018 qua đời vì ung thư. Thế giới của Trình Vĩ lúc này như sụp đổ, anh thậm chí còn không muốn tiếp tục viết.
Thế nhưng chỉ khi đặt tay lên bàn phím, hoà mình vào thế giới nhân vật do chính anh xây dựng, Trình Vĩ mới có thể tạm thoát khỏi nỗi đau. Nhà văn này sau đó vướng vào không ít chỉ trích vì những phát ngôn gây tranh cãi, chất lượng tác phẩm cũng không được đánh giá cao như trước. Tuy vậy, thành công trong lĩnh vực văn học mạng của anh là một điều không thể phủ nhận.
Từ năm 2021, "Tam thiếu gia nhà Đường" trở nên kín tiếng hơn, không còn thường xuyên tham gia các sự kiện và cố gắng nhận phỏng vấn báo chí ít nhất có thể. Anh vẫn sáng tạo nội dung, thêm vào đó là quản lý công ty và xưởng viết kịch bản, theo dõi các dự án điện ảnh và truyền hình.
Tags