- Cha mẹ nhìn xa, trông rộng dạy con chọn bạn đời: Tránh xa 3 kiểu người kẻo tương lai ngập trong nước mắt
- 3 loại trái cây bị liệt vào danh sách có nguy cơ gây ung thư: Toàn loại quả quen thuộc, trong đó có 1 người Việt thích mê!
- Vì sao đứa trẻ được nuôi dạy bởi người mẹ "khéo ăn, khéo nói" thường nhút nhát, lầm lì? – Đây là 2 lý do cực kỳ thuyết phục!
Mỗi sáng, cô đều dậy sớm, thẫn thờ nhìn lên trần nhà rồi tự hỏi về ý nghĩa của cuộc sống
Mọi chi phí trong cuộc sống đều không thể tách rời công việc. Và tìm được công việc phù hợp không phải là điều dễ dàng. Vậy nên mới có nhiều người "nhảy việc" liên tục để tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Và sau những lần ấy, có người thêm dũng cảm, tự tin vì học được nhiều bài học quý. Nhưng cũng không ít người chán nản, mệt mỏi bởi quá nhiều thất bại bầm dập.
Dưới đây là câu chuyện của một cô gái khiến nhiều người phải suy ngẫm về công việc và cuộc sống. Xiaomi (30 tuổi, Trung Quốc) đã thất nghiệp hơn một năm nay. Mỗi sáng, cô dậy sớm, thẫn thờ nhìn lên trần nhà rồi tự hỏi ý nghĩa của cuộc sống.
Xiaomi lắng nghe tiếng tích tắc của kim giây đồng hồ rồi không biết mình nên ngủ tiếp hay dậy làm việc. Nhưng nếu làm việc thì cô sẽ làm gì? Đã rất lâu rồi cô chưa bắt đầu một công việc nào đó.
Xiaomi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở làng quê cách xa trung tâm thành phố. Ngay từ nhỏ, cha mẹ luôn dạy cô chỉ bằng sự phấn đấu, nỗ lực mới có thể thoát nghèo, có tương lai tươi sáng. Vì gia đình không có nguồn lực nên cha mẹ cô chỉ đưa ra được lời khuyên chung chung, chứ không có định hướng rõ ràng.
Cô nghe điều rất nhiều lần và thấm nhuần tư tưởng đó. Xiaomi muốn thay đổi số phận của mình thông qua việc học để sớm rời khỏi làng quê. Sau này, bằng sự nỗ lực, cô đến thành phố Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) làm việc.
Xiaomi vào một nhà máy làm việc. Ví trí công việc của cô không có nhiều thách thức nhưng cũng chẳng có cơ hội. Cô sống vật vờ, vô danh như bao cô gái nhập cư khác. Ngoài giờ làm, cô cũng chọn tăng ca để có thêm thu nhập. Công việc lặp đi lặp lại trong sự chán chường, mệt mỏi. Đến thời điểm công ty gặp khó khăn, vì sự đóng góp của Xiaomi không nổi bật nên cô bị sa thải.
Tính đến nay, Xiaomi thất nghiệp được 13 tháng, phải chắt bóp chi tiêu sống qua ngày. Cô cũng chưa từng có nổi một mảnh tình vắt vai. Chính điều này khiến Xiaomi thấy vô cùng mặc cảm, tự ti. Cô chẳng còn muốn đi xin việc ở Thâm Quyến nữa. Xiaomi muốn về quê sống nhưng lại sợ đối mặt với cha mẹ, sợ những lời dị nghị của xóm làng.
Hằng ngày, Xiaomi tỉnh giấc lúc 5 giờ sáng. Cô nằm trên giường và lắng nghe những âm thanh rộn ràng của nhà kế bên. Họ nấu bữa sáng, cùng nhau trò chuyện vui vẻ hay giục giã con đến trường kẻo muộn. Điều này khiến cô càng luẩn quẩn trong mớ suy nghĩ hỗn loạn.
Xiaomi cẩn thận nghĩ về tình hình hiện tại và tương lai phía trước. Cô không biết mục đích sống của mình là gì, sự nghiệp ra sao, mẫu bạn đời lý tưởng là gì?
Câu chuyện của Xiaomi không hiếm gặp trong cuộc sống. Ngày nay, có nhiều bạn trẻ mất phương hướng, không hiểu rõ chính bản thân mình. Vì thế nên khi bạn mất việc sẽ tạo thành cú sốc lớn, khiến bạn khó đối mặt và vượt qua.
Trước vấn đề này, chuyên gia nghề nghiệp Neha Deskmuh từng có chia sẻ: "Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng do nhu cầu công việc cũng như dư chấn của khủng hoảng kinh tế. Rất nhiều người đã mất đi công việc hoặc chưa tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Họ rất buồn.
Tuy nhiên, không có điều gì là vĩnh viễn trong cuộc sống này, chỉ cần bạn tin tưởng vào bản thân , bạn sẽ nhận thấy rằng bất cứ việc gì cũng có cách giải quyết. Thất nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật này… Hãy bắt đầu với những gợi ý dưới đây".
1. Đừng hoang mang
Những điều không tốt đẹp đến bất ngờ có thể khiến bạn buồn phiền, chán nản, mệt mỏi, thậm chí là rơi vào trầm cảm. Thay vì hoang mang, hoảng sợ, bạn cần bình tĩnh và tin tưởng vào chính mình. Bạn cần thuyết phục bản thân rằng tình hình này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng được giải quyết. Vì thế không nên quá lo lắng.
Việc mà bạn cần làm là thư giãn, nghỉ ngơi. Chỉ khi có một tinh thần tốt, bạn mới biết được mình nên làm gì và bắt đầu lại như thế nào. Còn nếu bạn mất bình tĩnh sẽ chỉ khiến mọi chuyện "rối như hẹ", bản thân càng trở nên mệt mỏi.
2. Phân tích hoàn cảnh hiện tại
Khi tâm trí đã bĩnh tĩnh, bạn cần cố gắng phân tích những điều đã xảy ra. Hãy liên tục đặt câu hỏi vì sao bạn mất việc hoặc vì sao bạn chưa tìm được việc? Bạn có thực sự có năng lực hay không? Bạn có hài lòng với môi trường, tài chính? Hãy cố tìm ra câu trả lời thoả đáng cho tất cả các vấn đề.
Nếu bạn cảm thấy rằng công việc trước đây không phải là việc bạn yêu thích thì không cần tiếc nuối.
3. Mở ra các giải pháp thay thế
Chấp nhận là chìa khoá thành công. Bạn sớm chấp nhận thực tế bao nhiêu, bạn sẽ nhanh mở ra sự lựa chọn thay thế bấy nhiêu. Hãy suy nghĩ về những cách kiếm tiền khác. Hãy mở rộng mối quan hệ, liên hệ với những người quen biết để tìm kiếm thông tin cho những công việc mới. Hãy hoàn thành sơ yếu lý lịch và đi phỏng vấn tại các công ty một cách khẩn trương.
4. Cải thiện kỹ năng
Sau khi bạn đã phân tích và suy nghĩ về lựa chọn thay thế, hãy cố gắng cải thiện các điểm yếu ở kỹ năng. Hãy sử dụng quỹ thời gian đang có để nâng cao kỹ năng bằng cách tham gia các lớp học chuyên ngành hoặc đào tạo kỹ năng mềm.
Bên cạnh đó, nếu bạn là người có cái tôi quá cao, hãy để nó sang một bên để không ngừng học hỏi kiến thức mới lạ. Bạn cần linh hoạt trong mọi việc và chấp nhận với thực tế.
5. Vấn đề tài chính
Mất việc đồng nghĩa với mất đi thu nhập hằng tháng. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Hơn thế, bạn cũng không thể xác định được vấn đề này khi nào mới kết thúc. Vì vậy, bạn cần tiết kiệm chi tiêu một cách cẩn thận.
Nếu bạn là trụ cột duy nhất của gia đình thì bạn càng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Chán nản, căng thẳng chẳng mang lại lợi ích gì. Vì thế, hãy luôn bình tĩnh và khôn khéo để giải quyết mọi việc.
Nguồn: 163.com
Tags